Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Cách quan hệ khi mang thai ở từng tam cá nguyệt

Trong thai kỳ, cơ thể bà bầu thay đổi rất nhiều và gây ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống tình dục của bạn và anh xã. Có những lúc, bạn rất “ham muốn”, nhưng lại có khi, bạn chẳng thiết tha gì với chuyện “yêu đương”.

Nếu không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe hay bị bác sĩ nghiêm cấm, bạn không nên kiêng quan hệ khi mang thai. Dựa vào những thay đổi của cơ thể theo từng gian đoạn, bạn sẽ biết cách điều chỉnh đôi chút để chuyện “ân ái” trong thời gian mang thai của 2 vợ chồng thêm mặn nồng.
1/ Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu
-Những thay đổi về thể chất: Núi đôi bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn, rất rất có thể vừa tăng khoái cảm vừa làm bạn đau nhức. Tam cá nguyệt đầu tiên cũng là thời điểm kích cỡ ngực bắt đầu tăng lên. Vùng da quanh nhũ hoa sậm màu dần, và núm vú cũng to hơn. Đi đôi với cảm giác buồn nôn và mệt mỏi, ham muốn tình dục của bà bầu cũng rất rất có thể giảm dần. Dọa sảy thai rất dễ xảy ra khi bạn quan hệ và đạt cực khoái. Vì vậy, nếu nhận được “lệnh cấm” quan hệ, bạn và anh xã nên cố gắng “nhịn” một thời gian.Khi quan hệ trong thời gian này, rất nhiều mẹ bầu cảm nhận cảm giác lên đỉnh rất lạ và tuyệt vời.
-Những thay đổi về cảm xúc: Bạn và anh xã đều muốn tăng tuần suất “mây mưa”, bởi đã không còn bị cảm giác sợ có con xâm chiếm. Lúc này, bà bầu thường xuất hiện mâu thuẫn về chuyện quan hệ tình dục liệu có ảnh hưởng gì đến hình tượng mẹ trẻ con đang dần hình thành. Câu hỏi “không biết thai nhi có cảm nhận được gì không” cứ loanh quanh trong đầu bạn. Một số phụ nữ khác lại gặp những giấc mơ và tưởng tượng khá hoang dại. Đôi khi, đó rất rất có thể là cơn ác mộng về chuyện anh xã lăng nhăng, nhưng cũng có lúc mẹ bầu mơ thấy cảnh giường chiếu mạnh bạo. Cả hai đều là chuyện bình thường, bạn không phải dạng hiếm.
2/ Quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa
-Những thay đổi về thể chất: “Cô bé” luôn ẩm ướt trong giai đoạn này, và cũng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Lưu lượng máu tăng dần đều, làm thàm âm đạo căng dần. Nhiều mẹ bầu rất dễ đạt cực khoái hoặc rất rất có thể “lên đỉnh” nhiều lần khi “yêu đương”.
-Những thay đổi về cảm xúc: Bớt mệt ỏi và ốm yếu hơn 3 tháng đầu, cũng không phải bận tâm về nguy cơ cao dọa sảy thai, bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn và dần tăng ham muốn tình dục. Đường cong cơ thể thay đổi, ngực tăng size cũng làm mẹ bầu nhận ra mình quyến rũ hơn. Dĩ nhiên, đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn và anh xã tận hưởng những khoảnh khắc yêu đương hấp dẫn. Lúc này, anh xã mới là người lo lắng về chuyện quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến bé con trong bụng mẹ hay không.
3/ Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối
Tư thế úp thìa đảm bảo an toàn cho mẹ bầu vào tháng cuối thai kỳ
-Những thay đổi về thể chất: Tử cung thỉnh thoảng xuất hiện cơn co thắt kéo dài khi bạn đạt cực khoái. Các cơn co thắt thường xảy ra gần ngày dự sinh sau khi bạn quan hệ tình dục khoảng nửa giờ. Tốt nhất, răn đe anh xã không nên “thâm nhập” quá sâu vào bên trong, vì rất rất có thể gây đau đớn cho bà bầu. Đừng lo về nguy cơ sinh non, bởi quan hệ tình dục không thể làm cổ tử cung mở ra để chuyển dạ.
-Những thay đổi về cảm xúc: Với thân hình quá khổ vào tháng cuối, mẹ bầu chẳng dám tự tin “lồ lộ” trước mặt chồng để thoải mái ân ái. Tuy nhiên, hầu hết đàn ông đều cảm thấy kích thích với vóc dáng nảy nở của vợ mình lúc này. Về các tư thế quan hệ khi mang thai, bạn và anh xã rất rất có thể thỏa sức sáng tạo, miễn sao an toàn và thoải mái cho mẹ bầu. Tránh nằm ngửa, ít nhất là nghiêng qua trái hoặc phải. Tư thế lý tưởng nhất khi quan hệ vào cuối thai kỳ đó là tư thế úp thìa và quan hệ từ đằng sau.


theo MarryBaby

Nở rộ dịch vụ đắp mặt nạ vùng kín cho nữ giới

Dịch vụ "tân trang" lại vùng kín đang thu hút sự chú ý của rất nhiều phụ nữ Mỹ.


Mới đây, trên chương trình truyền hình thực tế Anh mang tên “The Only Way Is Essex” đã giới thiệu đến khán giả một dịch vụ vô cùng kỳ lạ. Đó là dịch vụ đắp mặt nạ cho… “cô bé”.

Rất nhiều phụ nữ quan tâm đến dịch vụ làm đẹp cho "cô bé" của mình.
Dịch vụ làm đẹp lạ đời này xuất hiện tại thẩm mỹ viện Stript Wax Bar ở San Farancisco, Mỹ. Cô Katherine Goldman, chủ tiệm thẩm mỹ viện cho biết từ năm 2010, cô đã bắt đầu đưa ra dịch vụ làm đẹp vùng kín.
Rất nhiều phụ nữ có nhu cầu “tân trang” cho “cô bé” của mình và mỗi năm, nhu cầu này lại tăng lên 30%. Khách hàng đến đây sẽ được sử dụng các dịch vụ chăm sóc “chỗ ấy” như: đắp mặt nạ chứa enzyme, mặt nạ chống thâm hay loại bỏ mụn, những sợi lông mọc ngược. Sau khoảng 50 phút, vùng kín của khách hàng sẽ trở nên mịn màng, sạch sẽ và thoải mái. Thẩm mỹ viện Stript Wax Bar của cô Katherine chỉ cung dịch vụ cho những phụ nữ đã tẩy lông vùng bikini.
tân trang vùng kín
 
Một khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tại thẩm mỹ viện Stript Wax Bar chia sẻ: “Tôi từng đi tẩy lông vùng bikini nhưng sau đó, “cô bé” của tôi trở nên sưng tấy rất đáng sợ. Tôi đã đến thẩm mỹ viện để làm đắp mặt nạ và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều”. 
Hiện nay, có rất nhiều thẩm mỹ viện và spa tại Mỹ cũng cung cấp những dịch vụ làm đẹp vùng kín và thu hút rất nhiều phụ nữ.

Theo Khỏe & Đẹp

5 kiểu tóc vừa mát vừa sang giúp che khuyết điểm cho khuôn mặt

Dựa vào khuyết điểm của khuôn mặt mình chị em hãy lựa chọn các kiểu tóc cho phù hợp nhé!


Tóc tết điểm ghim  màu sặc sỡ mọi người sẽ không chú ý đến các vết thâm trên mặt nữa đâu bạn.
kiểu tóc đánh lạc khuyết điểm trên khuôn mặt
Mặt góc cạnh để kiểu tóc uốn gợn sóng sẽ làm khuôn mặt bạn mềm mại hơn.
kiểu tóc đánh lạc khuyết điểm trên khuôn mặt
Trán ngắn thì không để tóc mái bạn nhé!
kiểu tóc đánh lạc khuyết điểm trên khuôn mặt
Tóc ngang vai uốn xoăn đuôi sẽ giúp che đi khuôn mặt vuông đấy bạn.
kiểu tóc đánh lạc khuyết điểm trên khuôn mặt
Kiểu tóc giống Minh Hằng sẽ hợp với cô nàng có khuôn mặt tròn.

Theo Khỏe & Đẹp

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Công thức chống lão hoá cho từng bộ phận trên cơ thể

Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có công thức chống lão hoá khác nhau chị em nhớ nhé!


Chống lão hoá cho da mặt 

Những công thức đơn giản cũng rất rất có thể giúp chị em giảm lão hoá.
Công thức làm mặt nạ chống lão hóa da từ hạnh nhân được pha chế bằng cách trộn đều một lượng mật ong, dầu hạnh nhân, và nước cốt chanh theo tỉ lệ 2:1:2. Thoa hỗn hợp này lên mặt như kem dưỡng thông thường. Sau 15’ thì rửa sạch với nước lạnh.
Chống lão hoá cho tóc
Chải tóc là việc làm tưởng như quen thuộc hàng ngày nhưng nhiều người nên không chú ý đến cách chải tóc đúng nhất. Việc thường xuyên chải tóc hay chải tóc quá mạnh sẽ làm tổn thương lớp biểu bì và làm suy yếu mái tóc của bạn. Cách tốt nhất là hãy tránh xa những chiếc lược có răng quá cứng hoặc quá nhiều răng.
Chống lão hoá cho da tay
Bạn nên dùng một loại kem dưỡng ẩm đặc biệt và riêng biệt cho đôi bàn tay của mình nếu không muốn nó bị lão hóa quá sớm. Bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như axit alpha hydroxyl, dầu và các loại vitamin. Những thành phần này không chỉ giúp loại bỏ da khô mà sẽ làm trẻ hóa làn da của bạn. 
Chống lão háo vùng mắt 
Sau khi dùng trà xong, lấy xác trà cho vào ngăn mát tủ lạnh, trước khi đi ngủ đắp khoảng 15 phút, nên dùng trà xanh để có tác dụng chống lão hóa đôi mắt cao nhất.


Theo Khỏe & Đẹp

Tận dụng ngày cuối tuần để tự tắm trắng tại nhà

Chị em hãy chọn một trong các công thức dưới đây để tự tắm trắng tại nhà nhé!


Công thức 1:

Công thức tắm trắng tại nhà rất rất có thể giúp chị em làm trắng da hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 kg cám gạo
10 viên thuốc Aspirin dạng viên nén vỉ (nhớ nghiền nát thuốc trước khi bỏ trộn nhé)
Sữa dê 200ml
Sữa tươi không đường (1 bịch)
 
Cách làm: Trộn tất cả nguyên liệu trên thành hỗn hợp sánh, mịn. rất rất có thể cho vào lọ, bảo quản trong trong tủ lạnh, dùng dần. Chỉ đơn giản như vậy, bạn đã có một cách làm trắng da toàn thân hiệu quả. Tắm sơ cho sạch cơ thể. Thoa hỗn hợp kem lên toàn bộ cơ thể, ngoại trừ khuôn mặt, giữ trong 30 phút, sau đó, tắm lại bằng nước ấm cho các thành phần hỗn hợp được thẩm thấu qua da nhanh hơn. Sau khi tắm trắng, các tế bào da chết sẽ tự động bị xóa sổ và làn da dần trắng sáng lên.
Công thức 2: 
Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, sữa tươi, nước cốt chanh, dầu dừa.
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu trên với một lượng vừa đủ tạo thành một hỗn hợp sánh mịn, thoa hỗn hợp này lên cơ thể, massage nhẹ nhàng, thư giãn trong 15 phút rồi tắm lại với nước ấm.

Theo Khỏe & Đẹp

Bí kíp để sử dụng kem làm trắng da "an toàn, hiệu quả"

Kem dưỡng trắng da dùng "lung tung" sẽ phản tác dụng.


Cách lựa chọn sản phẩm trắng da
Trước tiên hãy hiểu làn da của mình, sau đó bạn mới rất rất có thể tìm kiếm những sản phẩm trắng da phù hợp với nó. Nếu bạn có làn da khô thì tất nhiên sản phẩm dưỡng da có độ ẩm cao là lựa chọn số một rồi. Da nhờn thì loại kem phù hợp nhất là những sản phẩm có kết cấu gel mỏng nhẹ, cân bằng độ ẩm, kiểm soát bã nhờn và ngăn ngừa mụn.
Để đảm bảo tính an toàn cho da, bạn nên thử sản phẩm kem làm trắng trên da của mình trước khi mua. Thường thì bạn chỉ cần một thời gian ngắn là rất rất có thể biết được da có bị kích ứng hay không, loại kem dưỡng trắng đó có tác dụng với da bạn không. Sau đó, bạn sẽ quyết định được mua cho mình sản phẩm nào.
Cách thử kem dưỡng trắng:
kem trắng da
 
Hầu hết những sản phẩm kem làm trắng da có thương hiệu, uy tín thường có thông tin rõ ràng trên website của hãng. Vậy nên cũng chẳng khó khăn gì để bạn ngồi nhà và tìm hiểu trước về thành phần của loại kem mà mình định mua. Google hoặc trao đổi với người thân cũng rất rất có thể giúp bạn tìm hiểu xem những thành phần đó có tác dụng thế nào cho làn da. Nhờ đó, bạn sẽ rất rất có thể đưa ra quyết định đứng đắn và phù hợp nhất với loại da của bạn. 
Lưu ý về thành phần kem dưỡng trắng:
kem trắng da
 
Hướng dẫn sử dụng kem làm trắng da
Đối với kem làm trắng da mặt lẫn toàn thân, quy tắc quan trọng nhất là bạn phải làm sạch da trước khi sử dụng. Bề mặt da sạch sẽ, mịn màng sẽ giúp kem thấm mau và có tác dụng rõ rệt hơn hẳn.
Các bước dùng kem dưỡng trắng:
kem trắng da
 
Sau khi rửa mặt, bạn nên ngay lập tức sử dụng nước hoa hồng và kem dưỡng. Nếu như bạn để da vậy hơn một phút, độ ẩm sẽ hao hụt đáng kể do “bốc hơi” trong không khí. Những bước dưỡng thật nhanh, làm ẩm trước với nước hoa hồng, nó sẽ giúp cho da của bạn được bảo vệ và tránh khô, căng, nứt da. Trong khi đó vì da cơ thể dày hơn hẳn da mặt, thao tác tẩy da chết sẽ hỗ trợ kem thấm vào da tốt hơn. 
Lưu ý sau khi thực hiện các bước trong quy trình dưỡng da của mình, tốt nhất nên thoa kem khi da còn ẩm, xoa đều kem trong hai lòng bàn tay và áp lên đều khắp mặt, hơi ấm nóng của lòng bàn tay sẽ giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Hệ quả "đáng sợ" khi dùng kem dưỡng trắng độc hại
kem trắng da
 
Các tác dụng phụ khi bạn sử dụng các loại kem làm trắng nhiều hóa chất độc hại là da sẽ khô và mỏng đi, từ đó dễ dàng bắt nắng, dị ứng, mau đen sạm và lão hóa.
Nặng hơn, da bị “tẩy” quá mạnh bạo sẽ làm các lỗ chân lông suy yếu, dễ viêm nhiễm và nổi mụn hơn hẳn. Rất nhiều trường hợp còn dẫn đến chứng teo da, khiến da thâm mụn, sần sùi rất khó phục hồi.
Với những thành phần chưa xác định trong các loại kem dưỡng trắng da không rõ nguồn gốc, những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn theo thời gian là nguy cơ ung thư da. 
Lời khuyên tốt nhất là thay vì lựa chọn các sản phẩm làm trắng da nhanh chóng, bạn hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách lựa chọn những sản phẩm với thành phần từ thiên nhiên và khả năng dưỡng trắng dịu nhẹ, không gây kích ứng, bào mòn da, kết quả "chậm mà chắc". Mặt khác, dùng các phương pháp dưỡng trắng tự nhiên là lựa chọn thay thế vừa an toàn và hiệu quả.


Theo Trí Thức Trẻ/Theo Khỏe & Đẹp

Sai lầm khi dùng nha đam gây hại da mà chị em không biết

Dùng nha đam không đúng cách rất rất có thể gây mẩn đỏ, dị ứng da đấy bạn gái nhé!


Dùng lá cây lô hội đắp mặt 

Tự cắt lô hội đắp lên da thì rất dễ bị dị ứng.
Do thấy nhiều loại mỹ phẩm sử dụng chiết xuất từ lô hội, nên một số người đã tự cắt lá cây này ép lấy nước để bôi lên da vì cho rằng nó “nguyên chất” nên rất tốt, không ngờ làn da họ lại bị phồng đỏ.
Nhựa cây lô hội là chất độc 
Khi dùng lô hội tươi phải rất thận trọng vì nhựa lô hội tẩy các tế bào sừng hóa ở trên mặt da, nhưng với nhựa cô đặc nồng độ cao rất rất có thể làm cho bị bỏng da, bong tróc lớp da rất sâu, có người tới tận lớp biểu bì.
Độ tuổi cây nha đam 
Nha đam cũng có nhiều loại, và cây dùng để làm đẹp tốt nhất khi đạt 2-3 năm tuổi.


Theo Khỏe & Đẹp

Giải đáp 11 câu hỏi nhạy cảm về"quan hệ"bà bầu

Quan hệ khi mang thai nhận được sự quan tâm không chỉ từ phía phụ nữ mà cả đàn ông. 11 câu hỏi nhạy cảm nhất về"quan hệ"bà bầu được giải đáp ngay đây!

Bạn lo lắng về chuyện quan hệ khi mang thai, nhưng lại cảm thấy e ngại khi hỏi ai đó về điều này? 11 giải đáp cho những thắc mắc nhạy cảm nhất về chủ đề"quan hệ"bà bầu ở ngay đây:
1/ Quan hệ khi mang thai có an toàn không?
Trừ khi bạn nhận được chỉ dẫn từ bác sĩ về chuyện kiêng cữ, còn không, quan hệ khi mang thai là an toàn cho đến khi bạn sinh nở. Đừng bỏ lỡ những cảm xúc ái ân rất tuyệt vời trong thai kỳ bầu nhé!
2/ Thai nhi có cảm thấy gì không khi ba mẹ quan hệ?
Không phải lăn tăn, mẹ bầu và anh xã cứ thoải mái tận hưởng. Hệ thống thần kinh của bé chưa đủ khả năng để tìm ra ý nghĩa từ những tác động vào tử cung lúc ba mẹ quan hệ.
3/ Các tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho bà bầu?
Đây chính là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất trong những thắc mắc về chủ đề"quan hệ"bà bầu. Những tư thế truyền thống dĩ nhiên luôn thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Nếu muốn thử tư thế mới, đây không phải thời điểm thích hợp. Để bà bầu “cầm lái”, hoặc tư thế úp thìa, “yêu” từ đằng sau, là 3 tư thế quan hệ khi mang thai hợp lý nhất.
4/ “Yêu” bằng miệng có sao không?
Quan hệ tình dục bằng miệng cũng rất an toàn trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, khi anh xã “yêu” “cô bé” bằng miệng, không nên thổi khí vào trong. Dĩ nhiên, đây chỉ mang tính chất cảnh báo, chứ chẳng ai lại làm như vậy.
Dùng miệng để “yêu” là cách quan hệ an toàn cho bà bầu trong thai kỳ
5/ Quan hệ có dẫn đễn nguy cơ sinh non?
“Yêu đương” thực tế kích thích đầu vú, tạo cơn cực khoái ở phụ nữ, chứ không đủ mạnh để kích thích những cơn co thắt cho việc sinh nở. Tuy nhiên, để tránh cảm giác đau đớn sau đó, nhẹ nhàng vẫn được khuyến khích hơn mạnh bạo.
6/ Cực khoái dữ dội hơn khi mang thai, tại sao?
Lưu lượng máu làm căng toàn bộ khu vực sinh dục và xương chậu, bao gồm cả tử cung, vì vậy “cô bé” sẽ trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ bị kích thích. Chỉ một chút “động chạm” thôi cũng đủ làm bạn tê người.
7/ Cảm giác ham muốn liên tục có bình thường?
Ham muốn hay quan hệ khi mang thai là những vấn đề rất đỗi bình thường. Tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm thích hợp để hai vợ chồng bạn thoải mái “yêu đương”. Không như quan hệ khi mang thang 3 tháng đầu, thời gian này bà bầu không còn bị kiệt sức và mệt mỏi do ốm nghén, đồng thời nỗi lo sảy thai cũng không còn.
8/ Quan hệ tình dục sau khi sinh sẽ khó khăn?
Nếu sinh thường, phải mất khoảng 3-6 tháng để bộ phận sinh dục của phụ nữ hồi phục và trở lại bình thường. Không nên vội vã, nếu sợ anh xã buồn chán, sao không hài lòng chồng bằng miệng? Khi đã thấy sẵn sàng và thoải mái, mọi chuyện sẽ tuyệt như thưở ban đầu.
9/ “Yêu đương” làm sao mặn nồng như xưa nếu chồng chứng kiến vợ sinh nở?
Không ít ông chồng bị shock và trở nên hoang mang sau khi chứng kiến tận mắt quá trình sinh đẻ của vợ mình. Vì vậy, trước khi sinh, bạn nên ngồi bàn bạc cùng chồng về chuyện anh ấy có nên vào phòng sinh cùng vợ hay không. Đâu phải đàn ông là giỏi xử lý những tình huống kinh dị, độc nhất vô nhị? Để cho anh xã lựa chọn bà bầu nhé!
10/ Sữa phun ra khi đang quan hệ?
Chuyện này khá bình thường và chẳng hiếm hoi gì. Sữa rất rất có thể phun ra khi bạn đang quan hệ tình dục, và nhiều hơn nếu bạn đạt cực khoái.
11/ Có sai không khi có con ở trong phòng nhưng vẫn quan hệ?
Thực tế, trẻ sơ sinh chưa phân biệt được các thể loại tiếng động, và cũng không vì âm thanh nhạy cảm nào đó mà bỏ lỡ giấc ngủ của mình. Vì vậy, không có gì là sai, hoàn toàn không sai khi bạn và anh xã “yêu đương” lúc con đang ngủ trong phòng. Nếu thấy phiền, tại sao không thay đổi, quan hệ trong phòng tắm, phòng khách, nhà bếp và cả trong tủ quần áo nữa (nếu tủ đủ rộng).

Theo MarryBaby

4 điều phải làm trước khi kết thúc tam cá nguyệt thứ 2

Tam cá nguyệt thứ 2 thường được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất của mẹ bầu. Không ốm nghén như 3 tháng đầu, không đau nhức nặng nề như 3 tháng cuối, 3 tháng giữa mang thai quả là tuyệt vời. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên bỏ qua những điều sau trong thời gian này để chuẩn bị tốt hơn cho chặng đường quan trọng sắp tới!

1/ Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh
Bà bầu tháng thứ 6 đã rất rất có thể bắt đầu chuẩn bị mua sắm đồ đạc cho bé sơ sinh. Không phải quá sớm, cũng không quá trễ, thời gian này mẹ bầu rất rất có thể thong dong ra ngoài mua sắm cho con mà không lo bị ốm nghén hay bụng to gây khó dễ. Bạn rất rất có thể tham khảo kinh nghiệm từ những bà mẹ khác về chuyện chuẩn bị đồ đạc cho bé con.
Để tiết kiệm chi phí, xin lại đồ cũ từ người thân để dùng chẳng có gì phải xấu hổ, trừ khi nhà bạn kiêng kỵ chuyện đó. Cuối cùng, đừng quên bàn bạc với anh xã về những món đồ mang tính phức tạp hơn như nôi, cũi, xe đẩy. Để anh ấy cùng tham gia vào công đoạn chuẩn bị này, đó là cách luyện chồng làm cha từ khi vợ mang thai đấy!
2/ Luôn cập nhật kiến thức sinh nở
Nghiên cứu trước về những chủ đề như vượt cạn, đẻ không đau hay sinh mổ vào tam cá nguyệt thứ 2 cũng là điều mẹ bầu nên làm. Chuẩn bị trước tinh thần sau khi đọc qua những chia sẻ và kinh nghiệm sống động của các bà mẹ khác cần thiết. Bạn còn rất rất có thể thu thập những thông tin này từ bác sĩ, các nữ y tá.
Biết sớm hơn, bà bầu sẽ sớm đưa ra những lựa chọn đúng đắn, thích hợp, đồng thời rất rất có thể xử lý nhanh gọn nếu có bất cứ trúc trắc nào xảy ra. Nếu chưa tham gia lớp học tiền sản nào, đây chính là thời điểm thích hợp để bạn đăng ký. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn cách hít thở, rặn đẻ giảm đau khi vượt cạn. Đừng quên rủ anh xã theo cùng. Anh ấy sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn lúc sinh nở đấy.
Dành thời gian cho kỳ nghỉ trăng mật vào tam cá nguyệt thứ 2 là lý tưởng nhất!

3/ Lên kế hoạch cho kỳ nghỉ vào tam cá nguyệt thứ 2
Đây chính là thời điểm lý tưởng cho kỳ trăng mật thai kỳ. Khá buồn, nhưng đúng vậy, kỳ nghỉ này rất rất có thể là dịp hai vợ chồng bạn được ở bên nhau đúng nghĩa 2 mình rất lâu về sau. Nghỉ mát ở trong nước hoặc nước ngoài? Sao cũng được, tùy vào điều kiện của hai vợ chồng, và chọn nơi thích hợp để thư giãn và nghỉ ngơi. Dành thời gian tập trung cho tình cảm vợ chồng, vì chỉ ít thời gian nữa thôi, cả hai sẽ bù đầu bù cổ vì thành viên mới.
4/ Chuẩn bị phòng ngủ cho bé
Nếu bạn và anh xã có ý định chuẩn bị riêng một phòng ngủ cho bé, nên bắt đầu sớm từ bây giờ. Đồ nội thất mất khá nhiều thời gian để làm, sau đó cũng mất khá lâu để bớt mùi sơn, véc-ni độc hại. Chuẩn bị sớm phòng ốc cho con cũng là cho mẹ một không gian để bước vào và tưởng tượng về con yêu với niềm hạnh phúc.

Theo MarryBaby

Sứ mệnh chính của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Tháng đầu mang thai, bà bầu thường rất lo lắng không biết nên làm gì tốt nhất để đảm bảo an toàn cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần qua ngưỡng tam cá nguyệt thứ nhất, mọi “lăn tăn” sẽ dần dần tan biến. Danh sách những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu có mặt ngay sau đây!

Bà bầu nhớ đúng hẹn đến các buổi khám thai và siêu âm định kỳ
1/ Chuẩn bị cho cuộc hẹn khám thai đầu tiên với bác sĩ mà bạn sẽ đồng hành suốt thai kỳ. Mỗi 4 tuần/lần, nhớ đừng quên lịch khám thai định kỳ.
2/ Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và bất cứ chất kích thích nào.
3/ Tìm hiểu về lịch tiêm phòng cho bà bầu.
4/ Uống nhiều nước lọc, 8-10 cốc mỗi ngày.
5/ Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt không thể thiếu a-xít folic. Nạp nhiều cam, dưa hấu và các loại rau màu xanh đậm.
6/ Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như ngũ cốc nguyên hạt, đạu, nho khô và các loại hạt.
7/ Giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách bổ sung thực phẩm giàu protein, carbohydrate như bánh mì, khoai tây và phô-mai.
8/ Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu.
9/ Ngủ đủ, cố gắng ngủ trưa nếu bạn cảm thấy mệt mỏi.
10/ Tập thể dục nhưng với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải. Không tập trong môi trường quá nóng.
11/ Nếu cà phê là món uống tủ, cố gắng hạn chế trong thời gian này. Tốt nhất nên chuyển sang trà thảo dược.
12/ Gia đình bạn đã từng có người gặp vấn đề về rối loạn di truyền? Hỏi ý kiến bác sĩ về xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi để đảm bảo an toàn và phòng tránh mọi nguy cơ.
13/ Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu cho thai kỳ và cả sau này lúc bé sinh ra đời.
14/ Xem xét về ý tưởng viết nhật ký cho con hoặc lưu lại ảnh thai kỳ hằng tháng.
15/ Chọn bệnh viện để gởi gắm chuyện sinh nở.
16/ Mua vài cuốn sách về chủ đề mang thai và nghiền ngẫm.
17/ Tham gia các hội nhóm, diễn đàn các bà mẹ để có thêm kinh nghiệm mang thai và sinh nở.
18/ Đăng ký nhận thông tin mang thai hằng tuần từ các trang online mẹ và bé uy tín để chuẩn bị dần dần từ đây cho đến ngày “hết hạn”.

Theo MarryBaby

55 điều mẹ bầu nên làm khi quá ngày dự sinh

Sau 9 tháng mang thai dài đằng đẵng, cuối cùng mẹ bầu đã sắp cán đích. Tuy nhiên, tại sao đến ngày sự sinh mà chưa sinh? Thay vì hoang mang, lo lắng và quá bồn chồn, bạn rất rất có thể thực hiện 55 điều gợi ý dưới đây. Quá ngày dự sinh là lại có thêm thời gian chuẩn bị, sao phải lăn tăn?

55 điều sau sẽ giúp mẹ bầu thêm thư giãn, thoải mái trong thời gian chờ “đê vỡ”. Quá ngày dự sinh vài ngày đã là gì!
quá ngày dự sinh, thai quá ngày dự sinh
Việc gì phải lăn tăn nhiều, tận hưởng nốt những ngày còn lại đi mẹ bầu ơi!
1/ Đọc thêm một cuốn sách hay về phụ nữ mang thai.
2/ Tận hưởng thời gian tắm bồn với bong bóng xà phòng, rắc thêm chút hoa, đốt hương tinh dầu.
3/ Làm sạch móng tay, móng chân tại tiệm nail.
4/ Ăn một bữa ăn thịnh soạn.
5/ Gọi điện tám chuyện với cô bạn lâu ngày chưa gặp.
6/ Tìm hiểu kỹ hơn về quá trình chuyển dạ.
7/ Đọc thêm một cuốn sách về chăm sóc trẻ sơ sinh.
8/ Tham khảo thêm danh sách đặt tên cho bé một lần nữa.
9/ Lên chi tiết kế hoạch sinh nở.
10/ Soạn tin nhắn thông báo tin sinh nở của mình ở chế độ chờ sẵn.
11/ Chăm sóc mái tóc của bạn, vì sau sinh rất rất có thể bạn sẽ phải ở cữ rất lâu.
12/ Nhờ anh xã hoặc ra spa để được massage.
13/ Chia sẻ cảm giác “canh đê vỡ” với các bà mẹ khác trên diễn đàn mẹ và bé online.
14/ Giặt quần áo chuẩn bị cho bé sắp sinh.
15/ Xem một bộ phim hay tại nhà cùng anh xã, bạn thân hoặc một mình. Đừng quên chuẩn bị bắp, nước.
16/ Thưởng thức một món ăn mới.
17/ Kiểm tra lại hành lý lên đường ngày sinh nở.
18/ Ôn lại kỷ niệm nhật ký mang thai những tháng trước.
19/ Mua thêm vài bộ đầm ngủ mới để mặc sau sinh.
20/ Tưởng tượng tương lai khi gia đình đã thêm thành viên mới.
21/ Ăn món gì cay cay một chút.
22/ Mua áo ngực cho con bú.
23/ Cạo lông chân, lông tay, làm sạch những “vùng rậm rạp”.
24/ Tám chuyện với mẹ hoặc mẹ chồng.
25/ Ngắm nghía căn phòng cũ nay đã được trang trí với đồ đạc của bé con.
26/ Mua thêm cho con yêu một món đồ chơi ngộ nghĩnh.
27/ Nạp thêm nhiều chất xơ.
28/ Trang trí lại nhà cửa theo ý muốn của bạn.
29/ Chuẩn bị khung in dấu tay, dấu chân bé, hoặc một tấm thiệp để ghi lại ngày giờ và cân nặng của con lúc chào đời.
30/ Dành thời gian tập yoga, thiền, hít thở.
31/ Đi bộ quanh công viên, khu mua sắm.
32/ Kiểm tra lại giấy tờ cần thiết (sổ khám bệnh, sổ bảo hiểm, giấy tờ tùy thân) để mang theo lúc sinh nở.
33/ Nghe một đĩa CD âm nhạc bạn yêu thích.
34/ Bạn đã mua tã cho em bé và bỉm thấm sản dịch cho mình chưa?
35/ Massage, chiều chuộng để bù đắp cho anh xã chút tình cảm trong thời gian vợ mang thai khó chiều.
36/ Thưởng thức một ly sinh tố tổng hợp theo ý thích của bạn.
37/ Chuẩn bị thức ăn nhẹ để nạp nhanh trong lúc chờ sinh hoặc sau sinh.
38/ Mua thêm đồ lót abcy mới để mặc sau khi sinh vài tuần.
39/ Tự nướng bánh hoặc mua hoa, quà tặng bác sĩ đã cùng bạn đồng hành suốt 9 tháng qua.
40/ Nhớ đến thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.
41/ Ăn một chiếc pizza thật khổng lồ.
42/ Tận hưởng một đêm mặn nồng với anh xã trước khi phải kiêng kỵ thêm một khoảng thời gian khá dài.
43/ Chuẩn bị dầu gội khô, nước rửa tay khô, lotion thơm tho để “chống hôi” trong thời gian ở cữ.
44/ Mua một cuốn album hoặc nhật ký để dán ảnh con sau khi bé chào đời.
45/ Hẹn ăn trưa mừng sắp “vỡ chum” với bạn bè.
46/ Tham khảo chuyện sinh nở tích cực của các bà mẹ khác.
47/ Cảm nhận những cú đạp áp chót của con, khi bé ra đời, mẹ sẽ rất nhớ cảm giác quý báu này.
48/ Hai vợ chồng ra ngoài ăn tối và hẹn hò.
49/ Viết ra những điều bạn sẽ không thể quên về thai kỳ của mình.
50/ Hỏi mẹ về kinh nghiệm sinh đẻ của bà.
51/ Dọn dẹp lại tủ lạnh.
52/ Suy nghĩ về phương pháp tránh thai bạn sẽ áp dụng sau sinh.
53/ Tham khảo kiến thức về chủ đề cho con bú.
54/ Viết thư cho con yêu trong thời gian quá ngày dự sinh này, cho bé biết rằng bạn đang ao ước được gặp bé biết bao nhiêu.
55/ Giờ G đã điểm, làm tốt nhiệm vụ bà bầu nhé!


theo MarryBaby

5 điều bà bầu nên lo lắng khi mang thai

Trong thai kỳ, lo lắng khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Thực tế, những lo sợ thường trực của các bà bầu hầu hết lại không xứng đáng để dồn hết sự tập trung chú ý đến như thế. 5 điều sau bạn cần cẩn thận hơn bao giờ hết!

Những lo lắng luôn túc trực trong tâm trí của mẹ bầu rất rất có thể được liệt kê như sau:
-78% các mẹ đều sợ con bị khiếm khuyết bẩm sinh.
-75% lại sợ sảy thai.
-74% sợ stress khi mang thai rất rất có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
-71% mẹ bầu lo lắng về chuyện sinh non.
-70% e dè về cơn đau đẻ.
-61% nhất định phải tránh xa món sashimi, đồ sống.
-60% lo xa một chút về chuyện cho con bú.
-59% lại lo xa về vấn đề giảm cân sau sinh.
-57% rất ngại tay xách nách mang đồ nặng.
-55% sợ mình sẽ đẻ rớt con trên đường đến bệnh viện.
Trong cuộc khảo sát này, ít hơn một nửa số mẹ bầu tham gia đều không quan ngại về 5 vấn đề sau đây, trong khi đó lại chính là những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng. Mẹ bầu nên cập nhật ngay vào sổ tay thai kỳ 5 điều nhất định cần lo lắng khi mang thai:
Hạn chế ăn đồ ngọt nếu bạn có triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
1/ Viêm nhiễm khi mang thai
Mắc những bệnh viêm nhiễm khi mang thai rất rất có thể dẫn đến những hệ quả cực kỳ nhghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm nhất chính là sinh non. Virus sinh sống và ẩn nấp ở khắp mọi nơi trong môi trường xung quanh, và dù muốn hay không, đôi khi bà bầu cũng không thể tránh khỏi sự “xâm nhập” của chúng vào cơ thể.
Ngay cả một ca viêm đường tiết niệu thông thường cũng rất rất có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và sinh non.  Vì vậy, ngoài áp dụng một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu đừng quên để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh viêm nhiễm. Ngay lập tức liên hệ với  bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh như sốt, viêm hoặc đau.
2/ Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ
Thực tế, 41% phụ nữ mang thai đều vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn cho 9 tháng thai kỳ. Tình trạng thừa cân khi mang thai rất rất có thể đặt bà bầu vào nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chuyện hồi phục vóc dáng sau sinh dường như không tưởng và bé con của bạn cũng phải đối diện với tình trạng cân nặng dư thừa.
Mẹ bầu nhớ này: Ăn cho 2 người là ăn lành mạnh, bổ dưỡng và theo khuyến cáo dành cho cân nặng ban đầu của từng người, chứ không có nghĩa là ăn gấp đôi.
3/ Thiếu tập luyện điều độ
Chỉ có 23% phụ nữ mang thai dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Thiếu tập luyện rất rất có thể làm bạn tăng cân quá mức, yếu ớt, chịu đựng kém và không bền, và dĩ nhiên nâng cao nguy cơ đối mặt với biến chứng thai kỳ.
Nếu điều kiện sức khỏe không cho phép tham gia vào những bộ môn đòi hỏi vận động nhiều, bà bầu rất rất có thể bắt đầu với bài tập thiền, yoga, tập luyện tại chỗ. Sau một thời gian quen dần với chuyện luyện tập, tăng cường độ luyện tập lên với bộ môn đi bộ hoặc bơi lội.
4/ Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa
Hóa chất từ các sản phẩm vệ sinh gia đình ẩn chứa mối nguy khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, dường như đa số các mẹ bầu lại không mấy để tâm đến vấn đề này. Chất tẩy rửa mạnh, sơn, véc-ni, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, là những sản phẩm bạn nên tránh tiếp xúc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.
5/ Tiểu đường thai kỳ
Khoảng 6-8% bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Nồng độ đường quá cao trong máu sẽ dẫn đến tiền sản giật, sinh non, em bé thừa cân và bắt buộc phải thực hiện phương án sinh mổ.
Nếu bị cảnh báo với nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Theo MarryBaby

9 điều bất ngờ sau khi sinh mổ

Dù được chỉ định sinh mổ hay không, mẹ bầu cũng nên “bỏ túi” những thông tin bổ ích sau đây, vì biết đâu đấy trong quá trình vượt cạn, bạn cũng sẽ phải nhờ đến phương pháp này. Dưới đây là 9 điều mà các mẹ cảm thấy ngạc nhiên nhất trong và sau khi sinh mổ.

1/ Sản dịch ra nhiều sau sinh
Rất nhiều phụ nữ ngạc nhiên rằng tại sao sau khi sinh mổ họ vẫn tiết rất nhiều sản dịch. Thông thường, rất rất có thể bạn nghĩ rằng trong lúc mổ lấy con, các bác sĩ sẽ “vệ sinh” sạch sẽ dạ con và “dọn” gọn sản dịch. Thực tế, sản dịch sau sinh một phần cũng bắt nguồn từ việc tử cung chữa lành phần nhau thai tách cơ thể mẹ theo em bé ra ngoài, chứ không riêng phần ứ đọng trong dạ con.
2/ Bác sĩ vừa mổ vừa tán gẫu
Trong hầu hết các ca phẫu thuật sinh mổ, đặc biệt khi bé con đã ra đời, phần hậu phẫu này thường tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy, không hiếm bác sĩ vừa thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa tranh thủ trò chuyện tán gẫu trong lúc làm việc. Vấn đề này gây khá nhiều khó chịu và hoang mang cho sản phụ.
Trừ khi cảm thấy quá đau đớn hay phải chờ đợi quá lâu, bạn không cần thiết phải lo lắng. Đôi khi bác sĩ làm như vậy để làm dịu bớt không khí căng thẳng cho bạn mà thôi.
3/ Bị bỏ lại một mình
Giây phút bé con ra đời, sẽ có vài phút mẹ bầu cảm thấy mình như bị bỏ rơi. Tất cả mọi sự tập trung chú ý đều dồn vào em bé, vì vậy không có gì khó hiểu nếu bạn có thấy chút lo sợ. Không sao cả, chỉ một chút thôi, em bé đã được sinh ra an toàn, mẹ nên tranh thủ nằm thư giãn một lúc.
4/ Mất trí nhớ những ngày đầu
Khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi sinh mổ, tác dụng của thuốc kháng sinh và giảm đau sẽ làm bạn trở nên khá mệt mỏi và mơ hồ. Chưa kể, cảm giác đau từ vết mổ sau sinh cũng “hành hạ” bạn không kém phần “nhiệt tình”. Nếu cần thiết, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc gây mê để tìm hướng giải quyết đúng nhất.
Mẹ nên tiếp xúc da với bé sau khi bé chào đời
5/ Không được nhìn thấy bé con
Rất nhiều trường hợp bác sĩ chỉ định tách mẹ và con sau khi sinh mổ. Có mẹ phải chờ đến 4 giờ sau mới được gặp con. Vì vậy, trước khi tiến hành sinh nở, bạn nên nói chuyện trước với ê-kíp y bác sĩ để yêu cầu được tiếp xúc da với con sau khi bé vừa chào đời.
6/ Khó khăn khi cho con bú
Với các mẹ sinh mổ, cho con bú vào những ngày đầu quả là nhiệm vụ bất khả thi. Tác dụng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau làm chậm đường “di chuyển” của tuyến sữa. Không việc gì phải vội vàng, thông thường sau khoảng vài tiếng uống thuốc, bạn đã rất rất có thể tập cho bé bú mẹ song song với bú bình. Chịu khó ăn nhiều món bổ để sữa về nhiều hơn.
7/ Đau đớn kéo dài
Nhiều mẹ không ngờ rằng vết mổ sau sinh lại đau đớn đến vậy, hoặc họ cứ mong khoảng 1 tuần sẽ lành lặn nhưng hóa ra lại rất lâu sau. Khi thuốc mê hết tác dụng, cơn đau bắt đầu hành hạ và phát huy nhiệt tình mỗi lúc mẹ đứng lên, ngồi xuống. Sinh thường đau trước, sinh mổ đau sau mà lại kéo dài rất dài. Ngay lập tức nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ nếu bạn không thể kiểm soát nổi cơn đau của mình.
8/ Biến chứng sau khi sinh mổ
Chuyện gặp biến chứng sau phẫu thuật không hiếm. Biến chứng nhỏ hay lớn tùy vào cơ địa của từng người. Có rất nhiều mẹ bị nhiễm trùng vết mổ, đến 1 tháng sau vẫn không có dấu hiệu tiến triển thuận lợi. Đây là vấn đề không quá phổ biến nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ về nguy cơ tiềm ẩn.
9/ Sinh mổ không được tuyên dương
Nhiều mẹ sau sinh mổ nhận được những lời động viên khá khó chịu: “Mẹ tròn con vuông nhưng sinh thường vẫn tốt hơn” hay đại loại “Sinh mổ về già xuống giữ lắm”. Không việc gì phải để ý mẹ à, sinh nào cũng là sinh, miễn là bé con đã khỏe mạnh ra đời.

Theo marry baby

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting