Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Muốn hạnh phúc, chỉ nên cưới chồng giàu hoặc ở giá?!!!

Theo quan điểm của em khi lấy chồng hiện tại thì 
1. Là phải lấy luôn chồng giàu, hoặc công ăn việc làm ổn định và đã có nhà riêng.
2. Là ở vậy, kiếm đứa con tự làm tự ăn.
Chứ thấy thời buổi bây giờ phụ nữ hay đàn ông đều khó tin tưởng, phụ nữ thì có vẻ ít ngoại tình hơn đàn ông nhưng đã ngoại tình thì thật là dã man. Nhưng chẳng hiểu đàn ông tại sao khi đã yêu và quyết định cưới người phụ nữ đó, đã biết sẽ có những đứa con sẽ có gia đình phải lo cho gia đình, nhưng khi họ đã cưới về họ lại cảm thấy đó là một gánh nặng, một cái gì đó ràng buộc. Vậy thì cưới làm gi để người phụ nữ đó phải khổ, để con cái phải khổ. Còn cái vấn đề 1 mà em đề cập, chắc sẽ có nhiều người sẽ nói "đàn ông giàu sẽ càng dễ ngoại tình hơn" nhưng xin lỗi cho em nói một câu "Thà giàu mà ngoại tình còn đỡ hơn cái thằng nghèo mà còn ngoại tình" không phải chê những anh nghèo, nhưng đã nghèo mà còn "đua đòi " thì xin lỗi chẳng ra cái gì cả. 

Các bạn thân mến. Tôi đưa câu chuyện của mình lên đây không chỉ vì muốn có lời chia sẻ hay tư vấn mà còn muốn các bạn trao đổi quan điểm của mình. Tôi đã bị rất nhiều người chỉ trích và tỏ ra xem thường khi thẳng thắn tuyên bố rằng tôi sẽ chỉ cưới một người đàn ông giàu.

Tôi xuất thân con nhà nghèo. Đó cũng là một lý do mà người ta dè bỉu tôi khi biết tôi thích lấy chồng giàu: ừ, nó nghèo nên nó muốn thoát cảnh nghèo ấy mà. Nhưng điều đó có gì sai nhỉ? Tại sao những cô gái sinh ra trong gia đình giàu có từ chối lấy chồng không giàu bằng mình thì được ủng hộ, coi là chuyện đương nhiên? Chẳng lẽ mọi người ủng hộ quan điểm là người nào ở đâu thì ở yên chỗ đó, không được tìm cách vượt lên sao? Tôi không đồng ý rằng đã nghèo thì cứ phải nghèo mãi.
Tôi có nhan sắc, có học vấn, biết nữ công gia chánh, không có tật xấu nào đáng kể. Tôi nghĩ mình hoàn toàn xứng đáng có một người chồng tiêu chuẩn cao. Phần lớn phụ nữ muốn lấy chồng giàu có, chẳng qua không nói ra mà thôi. Tôi là con nhà nghèo và tôi sống ở thành phố, nơi mà người ta luôn đứng giữa cơn lốc tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng rất lớn và tiền là một thước đo mức sống. Tôi muốn mình có một cuộc sống không phải lo đến vật chất, rất rất có thể đi du lịch, con cái được học những trường tốt.… Tôi đã học hành tử tế, chăm chỉ để đạt mục đích đó. Và hiện nay, tôi có một công việc tốt nhờ trình độ của mình, thu nhập khá. Tuy nhiên, nếu chỉ một mình tôi có thu nhập khá, còn chồng thu nhập thấp thì tôi không đủ gánh phần anh ta, gia đình tôi sẽ không thể có mức sống như tôi mong muốn.

Tôi cũng xin nói rằng tôi không kiếm chồng giàu bằng mọi giá, và tôi không bán mình, không phải là thứ mua vui hay trang điểm cho các đại gia. Tôi lấy chồng là tìm một người bạn đồng hành, cả hai tôn lên giá trị của nhau, xứng đáng với nhau. Chắc chắn phải yêu tôi mới lấy, nhưng trừ khi trời run rủi bắt tôi yêu mê mệt một ai khác, còn thì tôi sẽ hướng các cuộc hò hẹn, tìm hiểu vào nhóm đàn ông thành đạt. Bạn đừng nghĩ rằng như vậy là tôi chỉ quan tâm đến tiền. Không phải thế. Mà là mẫu đàn ông đó hợp với tôi. Những người đàn ông thành đạt có vẻ đẹp của trí tuệ, khả năng thích ứng, xử lý các biến cố, khả năng sống sót và cạnh tranh. Dù có khuôn mặt hay vóc dáng bắt mắt hay không, ở họ cũng toát lên vẻ đẹp và sự quyến rũ, và gợi sự khâm phục, tôn trọng của người khác. Tôi nghĩ mình chỉ rất rất có thể “khuất phục” trước một người đàn ông như thế. Còn với những chàng tuy cũng đẹp trai, tốt tính, IQ cao nhưng kém năng động, không phải là kẻ mạnh trong cuộc sống thì chắc chắn là tôi không phục và không yêu. Nếu lấy họ, chỉ riêng điều đó đã khiến cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Tôi đang có một bạn trai. Anh có đủ tiêu chuẩn như tôi mong muốn. Anh cũng biết tiêu chuẩn kén chồng của tôi và tự hào vì mình đáp ứng được tiêu chuẩn đó. Anh nói muốn lấy tôi, và tôi muốn cuối năm sau sẽ cưới, khi đó sẽ hợp tuổi hơn. Với hai chúng tôi, mọi việc ổn. Nhưng tôi bị dèm pha rất nhiều, và những lời dèm pha ấy lọt đến tai gia đình anh ấy. Họ nghĩ tôi là đứa con gái ngạo mạn, ngông cuồng và tham lam. Những cô gái khác ghen tị với tôi, họ ghét tôi vì những thành công tôi đạt được trong công việc cũng như tình yêu, nhưng tôi nghĩ cái chính là tôi dám nói ra những điều mà họ cũng muốn nhưng không dám. Vì thế, người ta đua nhau chỉ trích tôi.

Tôi kệ họ thôi, không vì họ mà tôi sống khác. Tôi tin rằng khi “lên báo”, sẽ có nhiều người mắng chửi tôi nhưng cũng sẽ có những người ủng hộ tôi. Dù chỉ có một người ủng hộ thôi thì tôi vẫn muốn nghe ý kiến các bạn.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Cười rụng rốn với 15 “tác dụng” của thói sợ vợ mà đàn ông không ngờ tới

Sợ vợ được xem là đức tính đáng xấu hổ mà không người đàn ông nào muốn thừa nhận về mình. Tuy nhiên, bạn phải bất ngờ khi khám phá những công dụng tuyệt vời dưới đây mà tính sợ vợ đem lại đấy.
1. Xác định chủ quyền lãnh thổ bởi vợ ta ta sợ, nào sợ vợ thằng hàng xóm đâu mà phải xoắn.

2. Khi sợ vợ nghĩa là được đặc cách làm một ông chồng ngoan. Hư hỏng tốt đẹp đâu mà ham phải không?

3. Sống lâu, sống khỏe và sống có ích hơn. Không đi nhậu về khuya sẽ tránh ung thư lục phủ ngũ tạng và ngay cả tai nạn giao thông cũng bị bài trừ. Không to tiếng quát tháo vợ con thì chẳng bao giờ bị viêm họng hay bất đắc kỳ tử vì tăng xông, cao huyết áp.

4. Sẽ nhẹ đầu không phải tính toán tiền bạc. Vì nộp hết cho “sư tử Hà Đông” rồi thì lấy gì để tính nữa.

5. Khi ta sợ vợ, ta thoát khỏi tiếng gầm rú, lắm lời. Ta chỉ tập trung “tát biển đông” cho cạn nữa thôi. Bởi quy chung lại giọng nói “ngọt ngào” của các bà vợ là nỗi ám ảnh muôn đời của các ông chồng, dù là chồng mạnh mẽ hay chồng yếu đuối, chồng to khỏe hay chồng ốm yếu, chồng thông minh hay chồng khù khờ... Nó ám ảnh toàn bộ thế giới đàn ông.

6. Không có những từ như vũ phu, gia trưởng, thượng cẳng chân hạ cẳng tay ... trong từ điển gia đình. Luôn được cập nhật các tính từ chỉ mức độ nghe lời, ngoan ngoãn, đáng yêu...

7. Não bộ luôn hoạt động với cường độ tốt nhất, cơ bắp, tứ chi cũng được vận hành một cách “nhiệt tình” nhất. Những việc như dạy con học, lau nhà, rửa chén, phơi quần áo là chuyện nhỏ như con thỏ. Đàn ông mà, chuyện nhỏ chưa làm thành thạo thì gánh vác giang san sao xuể.
8. Kinh tế gia đình luôn ổn định, rất rất có thể không giàu nhưng trong nhà luôn có tiền. Các khoản như quỹ đen, tiền bù khú, tiền tiệc tùng, bia bọt biến mất hoàn toàn để tập trung vào tiền chăm sóc con, tiền cho tương lai, tiền mua nhà...những khoản tiền chỉ có vợ mới hiểu. Đấy, sợ vợ mà sung túc thế còn chần chừ gì mà không sợ?

9. Khi đã sợ vợ, thì chẳng bao giờ bị các em chân dài, bồ bịch...lừa dối, quỵt tiền, thậm chí “úp sọt”. Vì đến ta còn sợ thì các em ấy cũng chạy mất dép trước chị nhà.

10. Vì sợ nên không ngoại tình, vì không ngoại tình nên vợ tin, vợ tin nên không bị ghen và đánh ghen... Xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn, tiến bộ hơn.

11. Sẽ dễ dàng đoạt danh hiệu ông bố của xã, ông chồng của phường. Được các con yêu quý như những người bạn. Tụi trẻ con tin ai cho chúng ăn, cho chúng chơi và tắm cho chúng đều là những người tuyệt vời. Điều này chắc chắn ta ăn đứt tụi bạn suốt ngày dán mặt vào tivi, bàn nhậu rồi.

12. Được ông bà già vợ, họ hàng em út nhà vợ yêu quý hết mực. Ta luôn thấy vợ lúc nào cũng vui. Mà vợ vui là mấu chốt để cả nhà cười cả ngày.

13. Nếu lỡ làm việc gì không đúng với ý vợ thì dễ dàng được tha thứ. Ví dụ như một năm quá chén một lần với thằng bạn thời nối khố ở Mỹ hai mươi năm mới về, thì vợ sẽ pha nước chanh cho uống, tháo giày và dìu lên giường, rồi ôm ta ngủ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sáng ra, ta chỉ cần gục đầu xin lỗi là mọi chuyện êm trở lại.

14. Khi sợ vợ ta luôn thấy vợ đẹp nhất trần đời, dù sự thực thì cô hàng xóm có vòng ba phúc hậu hơn, cô đồng nghiệp có vòng hai thon gọn hơn, cô bạn trên facebook có vòng một...ta không dám nhìn lâu hơn. Nó làm ta nhận ra gu thẩm mỹ của người xung quanh có vấn đề.

15. Và đặc biệt, khi ta sợ vợ rồi thì khi muốn không sợ nữa nghĩa là ta đang làm cách mệnh. Còn những thằng chẳng biết sợ là gì một ngày bỗng nhiên “luồn cúi” thì thật nhục nhã.

Bức thư ly hôn bá đạo nhất thế giới

Một anh chồng đã gửi thư chia tay vợ mình trước khi bỏ trốn cùng em gái của nàng. Và bức thư đáp trả vô cùng bá đạo của cô vợ chắc sẽ khiến anh chồng tiếc đến chết. 

1. Thư của người chồng
Vợ yêu dấu,
Anh viết bức thư này cho em để nói rằng anh muốn rời xa em. Anh đã là một người chồng tốt với em trong suốt 7 năm và chúng ta không cần bàn cãi gì về điều này. 2 tuần vừa qua đối với anh như địa ngục...Sếp của em đã gọi cho anh, nói rằng em đã nghỉ việc và đó giống như giọt nước làm tràn ly. Tuần rồi, em về nhà và không phát hiện ra anh đổi kiểu tóc, nấu cho em món em thích thậm chí còn thay cái quần short bằng lụa nữa. Em chỉ ăn trong 2 phút rồi đi tắm, ngắm nghía mấy viên soap tắm của em và đi ngủ. Em không còn nói là em yêu anh nữa, em không muốn làm chuyện ấy hay nói chuyện nhiều với chồng em. Cho dù là em đang lừa dối anh hay không còn yêu anh nữa thì anh cũng sẽ ra đi.
Chồng cũ của em.

P.s: Đừng tìm anh. Em gái em và anh sẽ chuyển đến phía Tây Virginia sống và bắt đầu một cuộc đời mới.
2. Thư phản hồi của người vợ
Gửi chồng cũ của em,
Rất vui khi nhận được thư của anh. Sự thật là chúng ta đã kết hôn được 7 năm, dù người đàn ông tốt như anh cũng hơi mong manh. Em thà ở trong phòng tắm ngắm mấy cục xà phòng bởi vì hy vọng chúng rất rất có thể làm em tạm quên đi mấy lời than thở và lèm bèm của anh, Dù cho cũng không có mấy tác dụng. Em CÓ chú ý đển kiểu tóc của anh tuần rồi nhưng điều đầu tiên em nghĩ trong đầu là "Nhìn anh như mấy gái bánh bèo vậy đó." Vì mẹ em đã dạy em rằng không nên nói thẳng thừng một cách bất lịch sự những điều mình nghĩ trong đầu nên em đành ngó lơ. Anh nói là nấu món em thích ăn nhưng chắc là đã nhầm với em gái của em, em đã không ăn thịt heo từ 7 năm nay. Còn cái quần lụa của anh hả, em phải quay mặt đi vì cái bảng giá $49.99 của nó và sực nhớ là lúc sáng con em gái đã mượn của em $50.

Cuối cùng, em vẫn yêu anh và cảm thấy chúng ta rất rất có thể tiếp tục sống với nhau. Nên khi em trúng số được 10 triệu USD, em đã bỏ việc và mua 2 vé du lịch đến Jamaica. Nhưng khi em về nhà, anh đã đi mất. Mọi thứ trên đời xảy ra đều có nhân quả của nó. Em hy vọng anh sẽ có được cuộc sống anh mơ ước. Luật sư của em nói là bức thư chia tay của anh là bằng chứng đảm bảo anh sẽ không lấy được một cắc nào từ em. Nên anh hãy bảo trọng nhé.
Vợ cũ của anh - giàu nứt đố đổ vách và tự do

P.s: Em không biết là em đã kể với anh là em gái của em Carla là trai chuyển giới chưa. Nhưng em hy vọng điều này cũng không là vấn đề gì với anh.

Cười lộn ruột với 22 câu nói bá đạo của các thầy cô thời Đại học

1. Bò là động vật nhai lại, các anh muốn giỏi thì phải nhai lại kiến thức giống như bò nhai cỏ. Vì thế nếu có ai nói các anh ngu như bò thì phải tự hiểu là “Ôi, mình là thiên tài”. (Thầy giáo Kinh tế Vĩ mô - Học viện Tài chính)

2. Cả cuộc đời tôi chỉ kiếm tiền nuôi vợ mình và vợ hai thằng khác. (Thầy Cường - ĐH Kinh tế Quốc dân, có một vợ và hai con gái)

3. - Xin thầy, em phạm lỗi lần đầu
- Sinh viên y thì đừng lấy lý do là lần đầu vì anh phải biết chỉ cần một lần thôi là đã có bầu rồi!. (PGS.TS Trần Hải Anh - Học viện Quân y)

4. Thời bao cấp, thịt nạc là một phần tử nhỏ bé mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được. (Thầy Nguyễn Đức Thìn - ĐH Sư phạm Hà Nội)

5. Thức ăn miễn phí chỉ có trong bẫy chuột. (Thầy Nguyễn Quý Thanh)

6. Tôi không muốn cho anh trượt nhưng nếu không cho trượt là tôi có lỗi với người dân. Bác sĩ mà dốt thì chỉ giết người thôi. (Cô Ngọc Anh - Học viện Quân y)

7. Giờ tôi hỏi chị nốt câu này cho chị gỡ điểm nhưng tôi tin chắc là chị không trả lời nổi đâu. (Thầy Huy - ĐH Khoa học Tự nhiên

8. Triết là một môn khoa học đặc biệt chuyên biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu. (Thầy Huy - ĐH Hà Nội)

9. - Lớp có ai làm được không?
-… (Cả lớp im lặng)
- Tốt, vậy tôi để bài này ra thi cuối kỳ
Một sinh viên giơ tay lên bảng giải. Sau khi giải xong thầy gật gù:
- Vậy cuối kỳ sẽ ra đề khó hơn. (Thầy Tạ Công Đức - ĐH Bách khoa Tp HCM)
10. Thầy đi kiểm tra bài tập về nhà của cả lớp, nhiều sinh viên chưa hoàn thành
Thầy: Có người yêu chưa?
Sinh viên: Chưa ạ
Thầy: Chưa có chắc rảnh lắm, về chép phạt 3 lần
Thầy: Có người yêu chưa?
SInh viên 2: Em có rồi ạ
Thầy: Có rồi à? Về bảo nó chép phạt cùng nhé. 5 lần
Thầy: Có người yêu chưa?
Sinh viên 3 (ấp úng): Em mới chia tay ạ
Thầy: Mới chia tay không có việc gì làm, về chép 7 lần. (Thầy Nam - Học viện Tài chính)

11. - Môn này có dễ không thầy?
- Môn này dễ lắm
- Yeahhh
- Ý tôi là dễ trượt

12. Một đôi yêu nhau. Con gái thường khôn 3 năm dại một giờ còn con trai thì ngu 3 năm khôn có một giờ. Ai lợi hơn? (Giảng viên Học viện Tài chính)

13. Đàn ông tốt trên thế giới này chết hết rồi, giờ chỉ còn di chỉ với hóa thạch thôi. (Thầy Nguyễn Xuân Điền - Học viện Tài chính)

14. Chúng ta là kỹ sư, chém gió cũng phải ra được vận tốc gió. (Thầy Minh - ĐH Bách khoa Hà Nội)

15. - Thầy có biết quy luật lên xuống của giá vàng không ạ?
- Tôi mà biết thì tôi đã đưa Ngọc Trinh đi Ma Cao ăn sáng. (Thầy Hải - ĐH Kinh tế Quốc dân)

16. Cho các anh trượt là nỗi đau đối với tôi nhưng tôi sẽ cố gắng vượt qua nỗi đau đó và thực sự tôi đã làm được. (Giảng viên ĐH Xây dựng)

17. Thế giới này chỉ tăm tối đầy rắc rối khi đàn ông xuất hiện. (Cô Tú - Học viện Tài chính)

18. Lấy chồng cũng như giải nghiệm ấy, được Phương Án Chấp Nhận Được là tốt lắm rồi, cứ nhăm nhăm đi tìm nghiệm tối ưu khéo mà gặp phải vòng lặp vô hạn, mà lặp xong rồi quay về thì chắc gì còn Phương Án Chấp Nhận Được mà lấy. (Thầy Thủy - ĐH Bách khoa Hà Nội)

19. Anh cố gắng trả lời được câu này để tôi cho 0 điểm vì nhà trường không cho điểm âm. (Thầy Cử - ĐH Bách khoa Hà Nội)

20. Con gái năm nhất cao giá, năm 2 xuống giá, năm 3 hạ giá, năm 4 phá giá. (Cô Xiêm - ĐH Kinh tế Quốc dân)

21. Bố mẹ đã cho tiền ăn học, không học được thì cố mà ăn. (Cô Thanh - ĐH Kinh tế quốc dân)

22. Khi đồ án lên tiếng thì người yêu cũng phải im mồm. (Cô Ngân - ĐH Xây dựng)

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Bức thư gửi chồng thú vị mà bất cứ ai cũng nên đọc...

Thay vì tỏ thái độ ngán ngẩm khi so sánh vợ với những cô gái "lụa là xiêm áo" ngoài đường, các ông chồng nên xem xét lại lý do tại sao vợ lại kém xinh, kém duyên hơn sau khi cưới. Phải chăng các anh đã quá vô tư, thiếu quan tâm và chỉ biết trút gánh nặng gia đình lên đôi vai vợ?
Để phụ nữ luôn luôn là người vợ hiền, đảm đang và xinh đẹp sau ngày cưới, khi đã là chồng, người đàn ông phải biết quan tâm đến vợ, chia sẻ gánh nặng gia đình và đặc biệt nhất là phải "yêu thương vợ thật lòng" - đây chính là quan điểm giữ gìn hạnh phúc thú vị, đồng thời cũng là nội dung chính của bức thư gửi chồng đang gây "sốt" trong cộng đồng mạng thời gian gần đây. Mời bạn đọc lại nội dung bức thư gửi chồng đáng yêu này 
Gửi chồng yêu,
Nếu đàn ông muốn một ngôi nhà ấm áp và gọn gàng, thì xin đừng nghĩ lấy vợ về là là để trả công cho những năm tháng yêu thương đã đủ, rồi bỏ mặc người vợ của mình loay hoay giữa dòng đời với trăm ngàn thứ phải đổ vào đầu. Cũng đừng nghĩ rằng lấy vợ là có thêm một cô ôsin không cần trả công cả đời, cứ ra sức quát tháo, đòi hỏi, ra lệnh.

Bóng đèn sáng mãi cũng có lúc tối phải thay, người vợ nhẫn nhịn và hiền dịu đến đâu cũng có lúc mệt mỏi cáu gắt. Trách vợ không thể giữ mãi hình ảnh đẹp như thuở mới yêu rồi đưa mắt ra nhìn những cô gái xinh đẹp tung tẩy ngoài đường nhưng các anh quên mất rằng, họ đẹp là vì họ còn tự do - họ chưa gánh vác lên mình cái “gánh đàn bà” - cái “gánh gia đình” như vợ ở nhà. Mà nếu so ra, vợ các anh cũng bỏ hết cái “gánh đàn bà” để chạy đua làm đẹp, chạy đua trưng mốt, ai rồi kém ai? Cứ thử lúc nào đó, các anh bất chợt thấy vợ mình xinh đẹp đi trên phố, những nhọc nhằn lo toan hàng ngày thay bằng nét duyên dáng, đáng yêu cuốn hút biết bao ánh nhìn của đám mày râu độc thân khác, rồi các anh mới vỡ lẽ ra: Chẳng phải cơm nhà ăn nhiều đâm chán, đâm ngấy.

Vợ cũng như cốc nước lọc thôi. Nước lọc tinh khiết, không màu không vị khiến các anh thỉnh thoảng cũng mơ màng về trà, về cà phê. Nhưng nên nhớ, nước lọc thì uống cả đời kể cả khi các anh không khát. Còn cà phê, trà kia, thơm ngon là thế nhưng ai uống được nó cả đời khi không khát hay khát cháy họng đây? Nước lọc khéo chế biến thì cũng có đủ thứ đồ giải khát khác để uống những lúc bỗng dưng thèm vị lạ đấy. Có điều, phải xem bản lĩnh đàn ông đến đâu. Mà, người đàn ông bản lĩnh chính là người rất rất có thể khiến người vợ của mình sẵn sàng làm nhiều thứ trong hạnh phúc chứ không phải người chỉ biết áp đặt và đòi hỏi như một ông hoàng.

Nên anh à, em vẫn nghĩ, người vợ đẹp vì họ có chồng yêu. Anh muốn vợ mình đẹp thì hãy cứ yêu thương em thật nhiều anh nhé!

Rơi nước mắt biết lý do chồng đòi nằm phía ngoài giường

Một hôm tôi vô tình nằm chơi với con ở mép giường và phát hiện thì ra chỗ đó bị vênh, nằm chưa đầy 5 phút đã thấy đau lưng ê ẩm.
Tôi là người có học nhưng là gái quê. Song chồng tôi không như những người khác kiếm được việc làm ở phố là xấu hổ tìm đủ cách che giấu vợ quê, anh có được việc là đón mẹ con tôi lên ngay.


Chồng tôi không chỉ tạo ra lửa gia đình mà còn là người giữ lửa. Anh ấy là người kiệm lời, nói ít làm nhiều, tuy cộc tính nhưng trái lại rất yêu thương vợ con. Anh không phô trương những điều anh làm cho mẹ con tôi mà chỉ âm thầm.

Ban đầu mới về ở trọ, phòng chúng tôi chưa có giường mà cả nhà 3 người phải trải chiếu nằm đất. Nói thật là lúc đó ngay cả một chiếc giường cũ cũng không đủ tiền để mua vì tôi chưa đi làm, lương của anh thì chỉ đủ trang trải ngày ba bữa ăn.

Thế nên mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là phải chắt chiu mua bằng được một chiếc giường. Để làm được điều đó, anh cắt hẳn tiền xăng xe chỉ đi xe đạp đi làm. 'Như thế là một tháng có được thêm 300.000, 400.000 đồng' - anh nói.
Anh bận rộn công việc nhưng kiêm luôn tay bếp của cả nhà. Anh khéo tính đến nỗi mỗi bữa đi chợ chỉ khoảng vài chục nghìn nhưng bữa ăn nào cũng rôm rả. Anh mua 1 miếng thịt nửa nạc nửa mỡ và 1 bó rau muống.

Mỡ rán lên xào với rau bóng nhẫy ngon mắt, lại được bát nước canh. Phần thịt còn lại thì kho mặn để con ăn cả ngày cho có chất. Bữa sáng anh thường để lại cho mẹ con tôi tiền ăn sáng còn anh bụng đói đi làm. Tôi có nói thì anh bảo: 'Anh không quen ăn sáng, em đừng nói nhiều'. Anh thường nói chuyện khô khan cộc cằn nhưng tôi biết anh yêu mẹ con tôi rất nhiều.

Sau 2 tháng dành dụm, anh thông báo đã đủ tiền mua giường. Nghĩ lại ngày đó thấy xúc động và tội nghiệp cho chúng tôi. Sắp có 1 chiếc giường mới mà chúng tôi mừng như sắp đi mua nhà.

Thế nhưng bẵng đi 1 tuần vẫn không thấy chồng nói lại gì chuyện này. Một đêm mưa thức giấc tôi thấy chồng bế con nằm trên bụng anh vì sợ hơi đất làm con ốm. 

Vì tôi không làm ra tiền, lại tự trọng và tôn trọng chồng nên tôi đã không hỏi vì sao anh bảo đi mua giường mà cuối cùng lại không đi.

Rồi bỗng có chị dâu tôi ở quê lên thăm và kể đợt vừa rồi may chồng tôi gửi tiền về cho mẹ tôi làm lại mái bếp nên mùa mưa gió này rất rất có thể yên tâm mà ngủ. Tôi thật sự bất ngờ và xúc động vì tấm lòng của anh đối với gia đình tôi. Hôm đó tôi đã khóc vì thương chồng và cũng khóc vì hạnh phúc.

Không lâu sau đó vì ông chủ nhà trọ của chúng tôi sửa sang lại nhà cửa nên vứt đi 1 chiếc giường cũ không dùng đến. Chúng tôi có ngỏ lời xin nhưng ông ấy bắt chồng tôi phải phụ sửa nhà cho ông thì mới để chúng tôi lấy giường.
Thế là chồng tôi hằng ngày đi làm về và mỗi cuối tuần phải phụ việc cho đến khi nhà sửa xong. Lúc đem giường về, anh chỉ lặng lẽ ngắm nhìn mẹ con tôi nhảy lên vui sướng, còn anh thì ốm và gầy đi nhiều.

Sau khi xếp giường vào phòng và mua chiếu mới, anh bắt mẹ con tôi nằm trong để anh nằm ngoài. Thực sự là tôi thường thức khuya hơn anh vì phải dọn dẹp, chăm con.

Con tôi lại hay tiểu đêm nên tôi chỉ muốn nằm ngoài để tránh làm anh thức giấc nhưng anh không chịu lại còn gắt tôi dữ dội.

Một tuần trôi đi, một hôm tôi vô tình nằm chơi với con ở mép ngoài của giường và phát hiện thì ra vạt giường chỗ đó bị vênh, nằm chưa đầy 5 phút đã thấy đau lưng ê ẩm. Một lần nữa tôi bần thần vì sự hy sinh đó của chồng.

Anh đi làm cả ngày mệt mỏi, tối về lại nhường chỗ ngủ tốt cho mẹ con. Tôi thương chồng đến đứt ruột.

Đó là những chuyện của ngày cũ. Ngày hôm nay của vợ chồng tôi đã sáng sủa hơn rất nhiều. Mọi thứ đã dần thay đổi, tôi có việc làm, chồng có việc mới lương ổn định, phòng trọ của chúng tôi đã có giường đẹp và cả tủ lạnh cho con. Chúng tôi đang đợi thêm một vài tháng nữa sẽ chuyển sang ở căn hộ chung cư.

Chỉ một điều không thay đổi là tình yêu của chồng dành cho mẹ con tôi. Ngọn lửa hạnh phúc mà anh mang đến cho chúng tôi vẫn được giữ gìn trọn vẹn.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Đàn bà khôn thì đừng ly hôn vội

Đàn ông cần người vợ đảm, tốt bụng nhưng cũng cần một người phụ nữ đẹp bên mình. Bỏ chồng ư, bây giờ nếu làm vậy, chị sẽ mất tất cả...
Chị lấy chồng, năm đó chị 25 tuổi, cái tuổi đầy xuân sắc. Ai cũng bảo chị xinh đẹp lại tốt số nên lấy được anh chồng cũng vừa đẹp trai lại giàu có, có học hành, đặc biệt là công việc cực kì ổn. Chị cũng không nghĩ được nhiều như người ta suy đoán, chỉ vì chị yêu anh và đôi lúc chị cảm giác, mình cũng chẳng thua kém gì anh mà họ lại chỉ nói mình là người tốt số. Vậy anh không tốt số khi lấy được chị sao?

So về điều kiện gia đình, chị thua anh. Chị không giàu như anh, cũng không kiếm được nhiều tiền như chồng vì chị là phụ nữ. Nhưng đổi lại, chị xinh đẹp, được nhiều người theo đuổi trong đó có anh, chị tài nấu ăn, cái gì cũng làm được, tài lẻ rất nhiều và đặc biệt, chị tự nhận mình là người biết đối nhân xử thế.

Ngày yêu anh, chị đã biết quan tâm hai bên gia đình một cách chu đáo, chị chưa từng nghĩ mình sẽ phân biệt đối xử với bố mẹ chồng hay vợ. Lúc nào chị cũng coi bố mẹ chồng như bố mẹ mình nên ông bà cũng khá là quý chị. Người khác nhìn vào thì nghĩ chị may mắn vì bây giờ về nhà, chồng kiếm tiền nuôi vợ là chính. Nói vậy, chị có nhờ vả gì anh chuyện tiền nong đâu. Anh đi làm, kiếm tiền, trách nhiệm của anh là phải bỏ ra một khoản, chung vào đó để sau này anh chị có việc cần, lo cho con cái và nhà cửa. Còn chuyện chị đi làm, lương không bằng anh nhưng thu nhập khá ổn, chị có thừa điều kiện để tiêu pha, sắm sửa và lo cho hai nhà nội ngoại…
Bố mẹ chồng cũng phải khen chị là người đảm đang. Những bữa cơm chị chế biến thực sự rất ngon và hấp dẫn, việc trong nhà chị lo toàn bộ từ A đến Z. Là dâu trưởng trong nhà nên hễ có việc gì, cúng giỗ hay có khách, chị lo toàn bộ cỗ bàn và mọi việc chung. Mẹ chồng chị từ ngày có chị về làm dâu, bà không phải động tay chân vào việc gì cả nên cảm thấy rất ưng ý. Cuộc sống gia đình tương đối là hòa thuận.

Chị bận đi làm, tối về cũng vẫn chu toàn được việc chăm chồng, chăm con, cơm nước cho gia đình. Làm người phụ nữ của gia đình như vậy, phải đến hơn 5 năm qua, chị luôn luôn thực hiện đúng trách nhiệm và không bao giờ ca thán hay than vãn một câu gì. Bố mẹ chồng nhiều tuổi, có ốm đau tí là chị lại chạy vội đi mua thuốc rồi quan tâm ông bà như chính bố mẹ mình. Nói thật, đến bố mẹ chị, chị cũng không thể làm được như thế vì con gái đi lấy chồng xa, lại có gia đình riêng rồi.

Bao năm chị hi sinh cho nhà chồng nên nhìn chị già đi trông thấy. Cuộc sống cứ thế cuốn chị vào, đi làm rồi lại chăm con, chăm đứa thứ nhất rồi lại đứa thứ hai. Chị bận bịu trăm công nghìn việc, thuê người giúp việc rồi cũng không yên tâm. Dù gia đình có điều kiện nhưng chị giản dị lạ thường, không ăn chơi, không sành điệu, chuyên tâm lo cho chồng, lo cho con cái. Cuộc sống với chị thế mới là điều hạnh phúc. Làm sao để con khỏe mạnh, chồng vui, chồng khỏe là được rồi.
Rồi những cô gái trẻ cứ bám theo anh, đeo đuổi anh. Người ta cảnh báo chị, chị chỉ cười. Chị bảo ‘cháu bao năm phục vụ anh ấy, yêu thương anh ấy, anh ấy nỡ nào bỏ cháu theo người đàn bà khác’. Chị lạc quan là vậy nhưng chị lại không hiểu, đời này lắm cám dỗ, thế sự này không đơn giản tí nào.

Chồng chị giàu có, đẹp trai, ra ngoài lại có bao nhiêu mối quan hệ, con gái đẹp thì vây quanh, dùng thủ đoạn dụ dỗ. Một người như chị, giản dị tới mức quá bình thường, lại còn không xinh đẹp như trước, cái tuổi cũng đuổi xuân đi thì làm sao đấu lại được những em người mẫu xinh tươi. Huống hồ, chồng chị nếu không lăng nhăng thì không nói làm gì, anh ta cũng thích gái đẹp trai xinh thì mới là vấn đề đó.

Chị cứ dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra vì trước giờ chị tin chồng, hiền lành tới mức không bao giờ nghĩ chồng mình sẽ ngoại tìnhhay gì đó. Cho đến một ngày, chuyện của chồng bại lộ, chị mới tá hỏa. Trước đây chị từng nói với tôi khi tôi hỏi ‘chị lấy chồng như thế, vừa đẹp trai lại có tiền, không sợ anh ta lăng nhăng theo gái à?’, rằng, chồng mà ngoại tình, chị bỏ luôn. Với lại, chị nghĩ, mình chu đáo thế này, cũng xinh đẹp không kém mấy cô trẻ, làm sao chồng bỏ được. Đàn ông là vậy, có khi vợ mình xinh bằng mấy, đảm bằng mấy, ai cũng muốn có được người vợ như thế thì họ vẫn ngoại tình.
Bây giờ chị lại tìm tôi mà khóc lóc. Chị nói chắc phải bỏ chồng thôi nhưng thương hai đứa con quá. Tôi cười, tôi chẳng thấy đau buồn vì chuyện của chị, tôi lại thấy bình thường vì tôi đã từng cảnh báo chị rồi. Tôi có nói với chị, phải cẩn trọng chồng đẹp và giàu có. Nhưng chị cứ coi thường, bây giờ thì như vậy mà chị định thực hiện đúng lời nói năm xưa, bỏ chồng ngay lập tức.

Tôi bảo chị đừng dại vì tôi biết, bao lâu nay, chị chẳng mảy may quan tâm tới bản thân, không chỉn chu hình thức, không làm đẹp cho mình. Chị chỉ biết chăm chồng, chăm con, chị nghĩ vậy là chồng sẽ yêu chị, thương chị. Nhưng không, đàn ông cần người vợ đảm, tốt bụng nhưng cũng cần một người phụ nữ đẹp bên mình. Bỏ chồng ư, bây giờ nếu làm vậy, chị sẽ mất tất cả, con chị mất cha, chị mất chồng và mất đi chỗ dựa vững chắc.

Tội gì, người chồng ấy dù có giỏi kiếm tiền thì anh ta có ngày hôm nay cũng là do chị, do bàn tay chị chăm sóc. Chị từ bỏ lúc này tức là chị từ bỏ đi tình yêu của mình, từ bỏ đi công sức của chị bao nhiêu năm nay. Chị cho không người đàn bà khác người đàn ông mà chị đã dày công ‘nhào nặn’ sao? Tội gì phải vậy, có phải thế thì quá dễ dàng cho kẻ chẳng có công cán gì mà cướp trắng chồng chị hay không?

Còn các con chị, chúng cần một chỗ dựa vững hơn về kinh tế dù chị rất rất có thể nuôi được con. Nhưng sao chị phải khổ thế, vất vả thế? Dù anh ta lăng nhăng nhưng với con cái, anh ta luôn có trách nhiệm và đầy tình yêu thương. Thé nên, không có lý gì mà chị bỏ chồng, phải giữ lấy người chồng này, phải khiến cho anh ta thấy, chị là tốt nhất, không còn ai tốt hơn được chị nữa. Chị đủ mọi điều kiện để làm vợ anh ta, chung thủy suốt đời với anh ta và anh ta cũng phải đáp lại tình cảm đó.

Chị theo lời tôi, bắt đầu chăm chút bản thân mình. Chị vốn đẹp nên bây giờ chỉ cần tút tát tí, chuẩn bị thân hình đẹp, quần áo đẹp, đầu tóc chỉn chu thì chị thật sự đẹp trong mắt người khác. Nhìn chị khác hẳn so với bộ dạng trước đây, đầu tóc bù xù và chỉ nghĩ đến con. Đi làm thì vội về dù có giúp việc, không yên tâm chuyện chồng con cho người khác chăm. Bây giờ, chị biết ra ngoài, cà phê, giao lưu bạn bè và có những lúc báo không ăn cơm ở nhà. Để chồng chị hiểu, chị cũng quan trọng với những người khác và anh không giữ chị, rất rất có thể sẽ mất chị…
Chị nhìn lộng lẫy, không khác gì thời chưa có chồng. Đúng là, có ăn mặc, có chỉn chu vào có khác ngay. Chồng chị bây giờ còn lo ngay ngáy mất vợ vì anh đã tìm lại được người vợ của anh ngày nào.

Anh không ngoại tình, yêu thương chị, chiều chuộng chị và mọi việc khác trước rất nhiều. Tình cảm vợ chồng gắn bó như trước, đi đâu chị cũng được sánh đôi cùng anh, vợ chồng chị lại hạnh phúc như xưa. Nhìn chị, tôi mừng cho chị. Chị cũng gọi cảm ơn tôi rối rít.

Thật ra, đàn bà khôn không nên vội vàng ly dị. Chuyện vợ chồng là chuyện cả đời, nếu như không còn cách nào cứu vãn thì hãy nghĩ đến chuyện bỏ chồng. Còn không, hãy tìm mọi cách để khiến tình cảm vợ chồng ngọt ngào trở lại. Một người chồng mình tận tâm chăm sóc, là cha của các con, là người có chỗ dựa về kinh tế cho mình, tội gì mà cho không người khác. Đừng bao giờ từ bỏ khi còn cứu vãn được, nhất là đối với hôn nhân…

Với phụ nữ, im lặng cũng là một thứ trang sức

Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa, thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta là đúng.
Đôi khi im lặng lại là một điều kỳ diệu dành tặng cho những ai không muốn phân bua phải trái. Nói ra được thì tốt, nhưng có khi im lặng lại tốt hơn. Ta nên học lắng nghe để hiểu, dừng lại để thương. Khó đấy, bài học này chỉ dành tặng cho những ai đã biết buông bỏ ngạo mạn, biết đời sốnglà vô thường bất chợt...

Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh ta nói trong cuộc sống rất ít người chịu học lắng nghe và im lặng. Bởi là vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian gặp nhau, sợ thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu chuyện.

Thì vậy, cuộc sống là muôn màu! Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuộc họp cứ huyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm... lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút xuống có khi quá cao trào bi đát khóc thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta là đúng.

Rồi... ta đã được gì trong "đúng sai" đó? Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ, nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng rất rất có thể như mũi nhọn xé nát lòng người.Thành ra, người lớn họ chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ.

Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son trẻ, rồi bới tìm, rồi thở dài... Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác sẽ hiểu. Và dĩ nhiên không bao giờ chịu im lặng.
Ta ví cuộc đời như trò chơi xếp chữ. Ai cũng được phát cho 1.000 miếng, ai cũng có thời gian hoàn thành giống nhau. Chỉ có điều là con người ít khi kiên nhẫn chịu xếp cho mình đến mảnh cuối cùng để tận hưởng vẻ đẹp thực sự nằm bên trong đâu đó. Đa phần người ta than thở, hoặc nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau. Rối tung, mệt mỏi, chán nản, trách đời bất công, sao ông trời khó khăn với người này, dễ dãi với người kia...?

Chỉ có những ai đi đến cuối cùng của sự tận tụy, mới nhận ra bức tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng. Và có khi để hoàn thành nó người ta đã âm thầm đi tìm... Luôn kiên nhẫn và im lặng! Người ta phải nhẹ nhàng tìm kiếm, kể cả chẳng may ghép vài lần mà không đúng. Thì đã sao? Ta có 1.000 cơ hội kia mà. Lần này chưa được, lần sau sẽ được chỉ cần bạn đủ niềm tin.

Vì tin sẽ thấy, tìm sẽ gặp. Nếu ta tin chắc chắn mình sẽ hạnh phúc, thì đã có hạnh phúc rồi đấy! Hạnh phúc ngay giây phút này đây, yên bình và thanh thản. Không một chút quấy rầy, không chết chóc hay chiến tranh. Đẹp quá phải không?

Nếu có nhiều hạnh phúc hơn thế, hãy mang chia sớt nhé. Nhưng nhớ hãy lặng thầm và im lặng... Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận. Hãy yên tâm!

Tình yêu thầm lặng - Clip cảm động về tình thương của Cha dành cho con

Silence of Love tạm dịch là "tình yêu thầm lặng ". Nội dung video kể câu chuyện về mối quan hệ của một người cha câm điếc với đứa con gái nhỏ của ông, từ khi cô gái mặc cảm, hờn giận vì người cha không hoàn hảo, đến khi cô nhận ra tình yêu vô bờ bến mà ông dành cho mình.



Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong clip là một cô bé buồn thiu tự soi mình trước gương và tự hỏi: "Vì sao mình không có một gia đình hoàn hảo?" Cha cô bé là một người khuyết tật, ông bị câm điếc, hàng ngày ở trường, cô vẫn bị bạn bè trêu chọc vì điều đó, và cô đã không ít lần đánh nhau vì bực tức.
Dù không thể nghe và nói, nhưng như tất cả những người cha trên cuộc đời này, ông rất yêu thương con gái mình - chỉ có điều duy nhất - ông không thể nói điều đó ra mà thôi. Ông làm tất cả các công việc, thậm chí còn thay mẹ cô bé, tổ chức sinh nhật cho cô - nhưng cũng đúng ngày sinh nhật của mình, cô bé đã cắt tay tự tử vì không thể chịu nổi những áp lực từ cuộc sống.

“Bố tôi là kẻ nói dối”

Một clip dài hơn 3 phút với tên gọi “Bố tôi là kẻ nói dối” (My dad is a liar) đang được cộng đồng mạng lan truyền khiến nhiều người xúc động.
Qua con mắt của một cô bé, hình ảnh bố hiện lên là người điển trai, thông minh và thành đạt. Họ có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Tuy nhiên, người xem bất ngờ khi cô bé “vạch tội”: Bố tôi là kẻ nói dối.



Thực chất, ông chỉ là một người lao động không có nhiều tiền. Ông đã rất mệt mỏi khi làm việc mỗi ngày nhưng vẫn luôn mỉm cười nói mọi chuyện ổn với con gái.

“Bố nói, ông không đói. Bố nói, chúng tôi có tất cả mọi thứ” – cô bé tâm sự.
Cao trào xảy ra khi cô bé biết sự thật và đối diện trước bố. Những nghi ngờ mau chóng được dập tắt, cô hiểu ra, để mình có được cuộc sống đầy đủ, bố đã chấp nhận những công việc vất vả nhất, chịu mọi thiệt thòi.
Với nội dung giản dị, cảm xúc lắng đọng, câu chuyện gửi đến thông điệp: “Tương lai của con trẻ luôn đáng với mọi sự hi sinh”.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Bồ của chồng nhờ tôi đưa đi phá thai

Cô ta gọi cho tôi thông báo: “Em đã có con với chồng chị. Giờ chồng chị không chịu bỏ chị nhưng anh ấy không cho em bỏ đứa con này, chị đưa em đi bỏ nó đi’’.
Tôi 26 tuổi. Chồng hơn tôi 7 tuổi. Tôi quê ở một tỉnh miền Bắc còn chồng quê Bắc Trung bộ. Chúng tôi quen nhau khi tôi còn là sinh viên. Sau 4 năm yêu nhau, chúng tôi đã kết hôn, đến nay được 3 năm. Lúc đầu gia đình hai bên đều không muốn chúng tôi đến với nhau. Bố tôi kêu nhà chồng tôi xa, mẹ chồng tôi thì bảo chúng tôi không hợp tuổi, nếu ở với nhau một người sẽ tuyệt mệnh. Tuy nhiên, vì tôi có thai trước nên cả hai gia đình đã đồng ý cho chúng tôi cưới nhau. Thời gian đầu thực sự tôi rất hạnh phúc, con trai nay đã ba tuổi.

Chồng tôi làm ở Phú Thọ, Thái Nguyên… nên anh ấy hay lấy lý do ở lại không về nhà, chính vì vậy mới có chuyện xảy ra. Tôi sinh con được một năm thì chuyển về ở gần nhà ông bà ngoại, cách công ty chồng làm 30 km. Một lần, tôi mở điện thoại của chồng thì thấy lưu tên "Em yêu’’. Tôi hỏi thì chồng nói mang thuốc giao cho em bán thuốc, trêu em ấy nên lưu vậy. Tôi không nghĩ gì nên bỏ qua.

Một thời gian, sau tôi lên nhà trọ chồng thuê thì mới vỡ lẽ chồng tôi có bồ. Dù cho kinh tế không khá giả lắm nhưng chồng tôi hay rủ mọi nguời đi ăn uống, hát hò, tiếp nguời này nguời kia, có hôm lên đến 10 triệu… Đó là những lời mà các bà vợ của bạn chồng tôi và bạn tôi kể như vậy. Nhớ tới số điện thoại mà chồng lưu là “Em yêu”, tôi gọi thử thì có giọng con gái nghe. Tôi hỏi cô ấy có phải là H không (tôi biết cô ấy tên là H) thì cô ấy nói đúng rồi. Tôi nói tôi là vợ anh K, cô ấy giật mình và giả vờ như máy bị mất sóng rồi tắt máy. Tôi gọi cho vợ bạn chồng xin địa chỉ nhà cô bồ kia, hóa ra cô ta ở gần nhà bố mẹ đẻ tôi, đã biết chồng tôi có vợ con rồi nhưng vì yêu chồng tôi nên họ vẫn giữ mối quan hệ yêu đương vụng trộm như vậy.

Tôi hỏi được nhà cô ta, hai mẹ con bắt taxi đến đó. Khi tìm đến nhà trọ của cô ta, tôi phát hiện chồng tôi đang ở bên trong. Lúc đó tôi rất tức giận, lao vào tát chồng tôi một cái. Chồng sợ tôi đánh cô ta nên đóng sập cửa lại. Con khóc nên tôi phải đưa con về.
Tôi thực sự đau lòng vì không hiểu tôi đã làm gì để anh đối xử với tôi như vậy? Anh đi làm, tôi phải ở nhà trông con, chăm lo cho con. Tôi đã từ bỏ công việc đang làm ở cơ quan nhà nước để được ở gần chồng và mở cửa hàng quần áo.

Suy nghĩ vì con tôi, tôi đã gọi chồng và cô ta ra nói chuyện. Cả hai nhận lỗi và chồng tôi nói sẽ về với vợ và cô kia sẽ tách ra khỏi chồng tôi. Dù cho rất đau lòng nhưng tôi vì con đã cố gắng quên đi. Tôi chú ý đến ăn mặc hơn, chăm sóc cho chồng hơn. Tôi không nhắc lại chuyện cũ để cho chồng tôi được thoải mái…

Thế nhưng, gã chồng khốn nạn của tôi đã lại phản bội tôi. Có phải tại tôi dễ dãi, nhu nhược quá mà cái ngày con tôi phải nhập viện mổ thì cô bồ kia gọi cho tôi thông báo: “Em đã có con với chồng chị. Giờ chồng chị không chịu bỏ chị nhưng anh ấy không cho em bỏ đứa con này, chị đưa em đi bỏ nó đi’’.

Tim tôi như ngừng đập, thực sự tôi không biết phải làm sao. Hiện con tôi trong bệnh viện mổ. Chồng tôi ngồi cạnh. Tôi hỏi anh có gì nói với em không thì anh nói không có.

Tôi không hợp mẹ chồng lắm. Bà luôn bảo với chúng tôi là lấy ai không lấy, đi lấy đứa bán quần áo, học bao nhiêu năm giờ không làm đúng nghề. Bà cho rằng làm nghề bán quần áo không phải là nghề cao quý. Mẹ chồng tôi là hiệu trưởng đã về hưu. Bà muốn tôi phải xin vào bệnh viện nào đó làm. Với ngành nghề tôi học thì chỉ rất rất có thể làm điều dưỡng ở trung tâm y tế dự phòng mà còn mất tiền xin xỏ, lương 3 triệu, phải trực đêm nên tôi không thích.

Thực sự tôi mệt mỏi, không còn thiết tha gì cuộc hôn nhân này nữa. Thế nhưng nhìn con tôi ngây thơ luôn miệng hỏi: “Mẹ ơi, bố đâu’’ nên tôi lại không muốn hình dung đến cảnh chia tay. Tự nhiên tôi cảm thấy hối hận vì đã không nghe lời gia đình, giờ chúng tôi bỏ nhau không biết bố mẹ tôi sẽ ra sao nữa? Con xin lỗi bố mẹ, giờ con không biết làm sao cả.

Tôi chưa nói gì với gia đình hai bên, chưa nói gì với chồng về lời đề nghị của cô bồ mất nết kia. Giờ tôi chỉ mong có một cao kiến gì đó để rất rất có thể giải quyết vấn đề cho tốt nhất: nên ly hôn hay tiếp tục? Nếu tiếp tục thì tôi làm gì để trị chồng tôi và cô ta?

Người Nhật dạy con

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó rất rất có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.


4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

5. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng

8. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.

9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

10. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.
11. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng rất rất có thể cởi bớt, lạnh rất rất có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi rất rất có thể bỏ ra.

12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.

15. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.

16. Ai cũng rất rất có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang.

17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.

18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.

19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát.

20. Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.

21. Dạy trẻ học cách chờ đợi.

22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.

23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.

24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.

25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.

26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.

27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con rất rất có thể không hài lòng, rất rất có thể bỏ cuộc, rất rất có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.

28. Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, rất rất có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.

Nguy cơ ung thư từ khăn giấy lau miệng và chén đũa

Nhiều người có thói quen dùng khăn giấy lau miệng. Chuyên gia khuyến cáo hóa chất phụ gia tồn dư từ quy trình sản xuất khăn giấy rất rất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hiện nay nhiều người thường dùng khăn giấy, thậm chí giấy vệ sinh cuộn để lau miệng và các dụng cụ ăn uống như chén, đũa, ly. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa TP HCM, khuyến cáo, thói quen này vừa không hợp vệ sinh vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Nghiên cứu của các chuyên gia môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội ghi nhận, hầu hết các loại khăn giấy trên thị trường đều có chứa policlobiphenyl (PCBs). Dù với hàm lượng rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài microgam trong một kg giấy thành phẩm, chất này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thậm chí tích tụ theo thời gian sẽ gây nên đột biến tế bào dẫn đến ung thư, quái thai...

PCBs là nhóm hóa chất cấu tạo bởi các nguyên tử cacbon, hydro và clo. Ở nhiệt độ cao, chất này rất rất có thể cháy, tạo ra các sản phẩm phụ rất độc như dioxin. Sau khi các nhà khoa học cảnh báo về tác hại của PCBs, một số nước đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế chất sự có mặt của chất này trong các sản phẩm gia dụng.
Dùng giấy vệ sinh lau chén, đũa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Ảnh:Thi Ngoan.
Theo ông Hiếu, trong quá trình sản xuất giấy, các chất độc policlobiphenyl vô tình được sản sinh ra. Để tẩy trắng nguyên liệu, nhà sản xuất phải dùng đến clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình này bị clo hóa đã tạo ra policlobiphenyl.

Phương pháp tẩy trắng nguyên liệu giấy bằng clo được áp dụng phổ biến vì hiệu quả cao mà chi phí thấp. Hiện nay tại Việt Nam chưa cơ quan nào kiểm soát hàm lượng polyclobiphenyl trong giấy ăn. Bên cạnh đó, nhiều hóa chất phụ gia độc khác như xút, javen, cao lanh, xenlolo, keo... cũng được tìm thấy tồn dư trong các loại khăn giấy.

Ông Hiếu nhận xét, nhiều hàng quán bình dân thường sử dụng giấy lau kém chất lượng, không có nhãn mác, màu tối, bở và dễ rách, bằng mắt thường rất rất có thể quan sát thấy nhiều tạp chất lợn cợn. Các loại này thường được tái chế từ giấy đã qua sử dụng, dù không được tẩy trắng nhiều nhưng đã tích lũy chất policlobiphenyl rất rất có thể gây ngộ độc, cộng với việc chế biến lậu tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Việc sử dụng giấy tái chế để lau tay, miệng hoặc chén, đũa, mùn giấy và tạp chất rất rất có thể bám lại trên bề mặt gây độc cho người dùng khi tiếp xúc qua da hoặc nuốt vào. Về lâu dài, giấy tái chế rất rất có thể gây bệnh về hô hấp, da và mắt. Mặt khác dùng giấy kém chất lượng lau chùi vệ sinh vùng kín rất rất có thể dẫn đến viêm nhiễm, bệnh trĩ.

Ông Hiếu khuyên, để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên thay đổi thói quen và tốt nhất hạn chế sử dụng các sản phẩm khăn giấy. "Không nên dùng giấy lau miệng hay dụng cụ ăn uống, đối với chén, đũa chỉ cần rửa sạch, phơi khô là đã diệt được vi khuẩn", ông nói.

Trong trường hợp cần dùng giấy, hãy sử dụng đúng mục đích, không lấy giấy vệ sinh toilet (giấy cuộn) để lau miệng mà nên dùng giấy ăn vì dù sao loại này cũng sạch hơn. "Nên chọn loại giấy mịn, không thấy ánh bạc của hóa chất hay màu mực trên bề mặt, đồng thời phải có độ dẻo, khó rách, không để lại mùn giấy khi chà tay lên. Không nên mua các loại giấy tái chế giá rẻ, kém chất lượng, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ", tiến sĩ Hiếu lưu ý.

Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, hiện nay trên thị trường, sản phẩm giấy giả, nhái được bán tràn lan, với mẫu mã bao bì giống như hàng thật. Đa phần các loại giấy này được sản xuất với quy trình rất sơ sài, sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường. 

Ông Vị khuyến nghị các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ hơn nữa để kịp thời xử phạt những cơ sở sản xuất giấy nhái, giấy kém chất lượng. Mặt khác, tâm lý thích giấy rẻ, giấy trắng của người tiêu dùng cũng tạo cơ hội cho hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi vào thị trường.

Để chọn giấy vệ sinh đảm bảo an toàn, theo ông Vị, về mặt cảm quan, giấy tốt có màu trắng ngà như màu gạo, còn giấy trắng tinh là sử dụng hóa chất tẩy nhiều. Hơn nữa để tránh gặp phải hàng dỏm, người tiêu dùng nên mua ở những đại lý uy tín hoặc siêu thị, không nên mua ở chợ, hàng quán nhỏ hoặc bán rong trên đường.

Con gái mà thông minh, sắc sảo quá là người con gái dại?

Tình cờ gặp lại anh trong một quán cafe lạ, thật không ngờ mình gặp lại nhau.Anh chẳng phải mối tình đầu và cũng chẳng thể là tình cuối khi giờ đây 2 đứa ngồi đối diện nhau như 2 người bạn à chính xác là như 2 người quen.Không khí trở nên gượng gạo cốc cafe trước mặt càng trở nên đắng ngắt.Trong đầu nó luẩn quẩn suy nghĩ đứng lên cáo lỗi vì có việc bận rồi về hay mở đầu câu chuyện bẳng lời hỏi thăm xã giao.
- Sao em lại uống cafe? anh nhớ là em chỉ thích sinh tố mãng cầu thôi chứ?
- À vì hôm nay trời mưa
-Trời mưa???
Nó cười chẳng nói thêm điều gì vì nó nghĩ anh cũng chẳng cần biết.Thời gian lại chậm chạp trôi đi.
- Em dạo này sao rồi?
- Em bình thường, công việc ổn định rồi.Còn anh thì sao?
-Em yêu ai chưa?
- Lảng câu hỏi của em bằng một câu hỏi khác là không tốt nhá, , em chưa yêu ai hết, chơi hết năm nay sang năm rồi tính
- Không phải tại anh chứ?
- Anh đừng tự tin thái quá thế, em yêu hay không yêu là do cảm xúc của em chưa đến, Anh chưa quan trọng với em đến thế? Mà sao một người đã lấy vợ và sắp có con lại hỏi em câu đó nhỉ
- Em vẫn vậy.
- Vâng thì từ xưa đến nay em vẫn thế mà.
- Em nên thay đổi đi
- Tại sao ạ? và thay đổi điều gì ạ?
- Con gái thông minh sắc sảo quá không tốt
- Đấy mới là lý do chính xác của việc anh và em chia tay? 
- Em lại thế rồi.
- em hiểu rồi, có nghĩa là nếu muốn lấy được chồng thì em phải học cách ngu đi.

Trên đường về nó miên man với câu nói của anh. Nó thông mình ư? cũng bình thường mà, Nó sắc sảo ư? không hề.Nhắn tin cho thẳng bạn thân " ê, ông thấy tôi có thông minh sắc sảo quá không?" - " điên, bà thông minh bình thường nhưng cá tính quá". "Như thế không tốt?". " cũng không hẳn, hỏi ngớ ngẩn cái gì đấy", " ah không đang tính thay đổi để tìm chồng", "dở hơi à, bà cứ là bà cho tôi nhờ, ngủ đi" 
ta rồi vẫn là ta

Con dâu "Tây" dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới!

Con trai du học, sau khi tốt nghiệp rồi định cư tại Mỹ. Và đã kiếm cho tôi con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa thăm người thân. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây, người mẹ chồng phải đại khai nhãn giới!

★★★ Phần 1: KHÔNG ĂN THÌ CỨ NHỊN ĐÓI ★★★
Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sáng lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.

Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.

Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 - 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc như nó, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.

Có một ngày buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng thật không muốn ăn! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và trong lòng tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!
Buổi chiều, Susan bàn bạc với tôi, buổi tối do tôi nấu món ăn Trung Hoa. Trong lòng tôi suy tư một lúc, Peter đặc biệt thích món ăn Trung Hoa, nhất địng Susan cảm thấy sáng nay không ăn được gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon nhiều hơn. Buổi tối hôm đó, tôi trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích ăn nhất, tôm, và còn sử dụng mì Ý làm theo mì lạnh kiểu Trung Hoa. Peter thích nhất món mì lạnh, người nhỏ nhỏ như thế nhưng rất rất có thể ăn được một tô lớn.

Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan lại đến gần lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta không phải giao ước rồi, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn khuông mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên một tiếng rồi khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng.

Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi.

Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trưng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý thật sự của Susan khi để tôi nấu món Hoa. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.

Lúc ngủ tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con rất rất có thể ăn món Trung không?”. Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi.” Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi ra.

Phần lớn dưới tình trạng này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ mất miếng ăn, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu gái, lúc như tuổi của Peter, vì phải dỗ dành cho nó ăn cơm, mấy người cầm lấy tô cơm và dí theo sau đuôi nó, nó còn chưa chịu ngoan ngoãn, còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một đồ chơi…

★★★ Phần 2: ĂN MIẾNG TRẢ MIẾNG ★★★
Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô gái chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mũ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, rất mạnh đập lên đầu cô bé kia, cháu gái kia bần thần một lúc và khóc thật lớn. Còn cháu kia khi thấy tình hình vậy cũng khóc thật lớn. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn.

Susan đi về phía trước sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ một cái mạnh lên đầu Peter. Peter không phòng bị, và té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở lên. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?”. Peter một bên khóc một bên lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

Cậu của Peter đã tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, lấy làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm là bạn thân của Peter, đã thỉnh cầu Peter mấy lần muốn chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter vẫn không đồng ý. Có một lần, mấy cháu nhỏ chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý lén lén nhảy lên chiếc xe, và chạy đi. Sau khi Peter phát hiện rất phẫn nộ, méc với Susan. Susan đang nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, bèn mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không quản được.” Peter bất lực quay đi.

Qua được ít lát, Lusi chạy chiếc xe về. Peter vừa thấy Lusi thì lập tức đẩy bạn té xuống đất, dật lại chiếc xe. Lusi ngồi bẹp tại đất và khóc lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại.
Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung.

Nó đã chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và chúng nó.” Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!”.

"Mẹ ơi, mẹ đi với con hen.” Lời thỉnh cầu của Peter. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề".

Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ
Cha mẹ của Susan ở tại California, biết tôi đã đến hai người đã lái xe đến thăm chúng tôi. Trong nhà có khách tới, Peter rất hào hứng. chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách cái thùng bê tới bê lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, không được làm nước văng lung tung trong nhà, Peter để ngoài tai.

Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Peter nghịch ngợm còn chưa thấy mình làm sai việc, còn rất đắc ý lấy chân dẫm lên vũng nước, làm ướt hết quần. Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan".

Đến một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi.” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao hơn 2 người của nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần chuồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ.

Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng. Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại chiến thế giới”, luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy.

Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter nói chuyện, nhắc đến chuyện này, làm tôi ấn tượng sâu sắc bởi câu họ nói: “con cái là con cái của cha mẹ, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ".

Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng lại bẩm sinh nghịch ngợm, lúc nó quan sát được thành viên trong gia đình có phân biệt khác thường, nó sẽ rất nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không làm cải thiện hành vi của nó mà chẳng có lợi cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn đem lại những vấn đề khác.

Ngoài ra, thành viên trong gia đình còn xảy ra xung đột, gia đình có không khí không hòa thuận sẽ đem đến nhiều cảm giác không an toàn cho trẻ, đối với việc phát triển tâm lý của nó phát sinh ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù là bậc cha mẹ hay ông bà có vấn đề phân chia giáo dục con cái, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau cũng không nên ở trước mặt con cái xảy ra mâu thuẫn.

Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, tôi rất rất có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Cha mẹ lần đến này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi , đến Noel mới mua nó làm quà vậy!”.

Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi đó nói: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này làm quà.” Khẩu khí rất thích thú và mong đợi.

Tuy Susan nghiêm khắc như vậy với cháu, nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, nó sẽ thu thập một số hoa hoặc là lá mà nó cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng cho mẹ. Người ngoài tặng quà cho nó, nó luôn gọi mẹ cùng mở quà chung; có thức ăn ngon luôn để một nửa cho mẹ.

Nghĩ đến nhiều đứa trẻ Trung Quốc coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục con dâu Tây này của tôi. Theo tôi mà nói, ở phương diện giáo dục con cái của các bà mẹ Phương Tây rất xứng đáng để các bà mẹ học theo.

Đi lang thang thấy bài này hay quá nên share ở đây cho các mẹ đọc để hiểu thêm về cách dạy con, cách giáo dục con sao cho con mình rất rất có thể tự lập và ngoan ngay từ bé

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting