Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Các nguyên nhân gây sốt

Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37,50C (có khi lên đến trên 400C) thì được gọi là sốt. Sốt làm người bệnh rất khó chịu, nếu không tìm ra được nguyên nhân để điều trị thì rất nguy hiểm.

Sốt và phản ứng cơ thể

Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Bình thường nhiệt độ của cơ thể là 37độ C, trung bình thân nhiệt tăng lên 1 độ C thì nhịp tim tăng từ 10-15 nhịp/1 phút. Phải lấy nhiệt độ (sau 1-3 giờ và nhiều lần trong ngày) để theo dõi mức độ sốt và quy luật các cơn sốt.

Sốt cao trên 39-40 độ C có nguy cơ gây co giật, nhất là trẻ em, lúc đó cần phải dùng thuốc hạ sốt hoặc chườm lạnh để hạ nhiệt độ xuống trước khi tìm nguyên nhân. Nếu không tìm cách hạ nhiệt ngay, bệnh nhân rất rất có thể bị co giật và tử vong.

Sốt là một biểu hiện của nhiều bệnh, đa số là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có trường hợp không do nhiễm khuẩn. Người ta chia sốt ra 2 thể là sốt ít ngày và sốt kéo dài. Một số nguyên nhân gây sốt hay gặp.

Sốt mới được vài ngày

Có triệu chứng gợi ý ở các cơ quan

Nguyên nhân ở vùng miệng, họng: Thường gặp ở trẻ em mọc răng sữa, người lớn mọc răng khôn; viêm họng, viêm amiđan, đau lợi, đau họng, nuốt khó và đau, đôi khi ho. Khám thấy lợi, họng, amiđan sưng, đỏ, có khi có mủ hoặc giả mạc. Cần chụp răng, khám họng.

Nhiễm khuẩn ở bộ máy hô hấp: Viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, apxe phổi, thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở. Cần chụp X quang lồng ngực, xét nghiệm đờm, máu.

Nhiễm khuẩn hệ thống thận-tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp. Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng. Cần xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận, siêu âm, chụp X-quang vùng thận-tiết niệu.

Nhiễm khuẩn ở gan mật: Viêm đường mật, áp-xe gan, viêm gan do virus. Thường kèm theo sốt, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.

Viêm khớp, cơ, thấp tim: Tại vùng cơ, khớp, sưng, nóng, đỏ, đau; cầm nắm các đồ vật khó, hạn chế hoặc không đi lại được. cần chụp X-quang khớp, xét nghiệm máu lắng máu, xét nghiệm yếu tố về khớp.

Nhiễm khuẩn não-màng não: Có sốt, nôn, nhức đầu. Có khi co giật, liệt nửa người, hôn mê. Xét nghiệm nước não tủy, máu.

Tắc tia sữa, áp-xe vú: Do nhiễm khuẩn tuyến sữa, biểu hiện vú sưng, đau, nóng, đỏ. Sữa chảy ra màu trong hay vàng.

Sốt có phát ban: Thường do các loại virus. Gặp ở các bệnh sởi, thủy đậu, rubêon. Thường có viêm long đường hô hấp, nên thấy hắt hơi, sổ mũi, ho. Sau khi sốt 3 ngày đến 1 tuần thì phát ban rõ.

Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột liên tục từ 2 đến 7 ngày. Sau đó có biểu hiện xuất huyết như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài, có những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, đôi khi có xuất huyết nội tạng. Xét nghiệm máu bạch cầu hạ.

Cúm: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy. Thường có dịch.

Sốt kéo dài - sốt trên 10 ngày


Sốt liên tục

Thương hàn: Sốt kéo dài, liên tục, kèm theo li bì, hoảng hốt, mê sảng, môi khô, lưỡi trắng, phân lỏng. Đau bụng vùng hố chậu phải. Đặc biệt nhiệt độ tăng nhưng mạch không tăng tương ứng. Cần làm phản ứng Widal, cấy máu, phân tìm vi khuẩn.

Lao: Lao xương, lao phổi, lao hạch… Sốt dai dẳng (37,5-38 độC). Thường sốt về chiều, kém ăn, sút cân. Nếu lao phổi thường ho, khạc đờm kéo dài, rất rất có thể ho ra máu.

Viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi: Trên người có bệnh tim, sốt dai dẳng, lách to, tiểu ra máu, ngón tay dùi trống. Cần cấy máu, siêu âm tim.

Bệnh leptospira: Khởi phát đột ngột, sốt cao kéo dài. Có dấu hiệu kiệt nước, da vàng đỏ, tổn thương về gan, thận, dấu hiệu thần kinh như mê sảng, hoảng hốt, đau các bắp cơ.

Sốt có chu kỳ

Sốt rét: Thường gặp ở vùng núi cao, đôi khi ở vùng đồng bằng. Biểu hiện ban đầu là cơn rét run, sau đó sốt nóng 40-410C, kết thúc cơn sốt là vã mồ hôi. Hết sốt, người bệnh trở lại bình thường… Hôm sau lại lên cơn sốt và thường xảy ra đúng vào giờ hôm trước.

Sốt hồi quy: Sốt cao liên tục trong vòng 1 tuần sau đó hết sốt vài ngày, rồi lại sốt cơn tiếp theo. Toàn thân mệt nhọc, bơ phờ. Gan, lách to, đau. Xét nghiệm máu tìm thấy xoắn khuẩn hồi qui.

Sốt dao động


Nung mủ sâu: Ở các cơ quan như áp-xe gan, mủ bể thận, áp xe não, nhiễm khuẩn huyết và sốt kéo dài ở người nhiễm HIV…

Các nhiễm khuẩn ngoại khoa: Gồm các bệnh viêm nhiễm trước và sau mổ ở các vết thương; viêm da, cơ, hậu bối, bỏng nhiễm khuẩn, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường mật, viêm xương…

Ngoài ra còn loại sốt không do nhiễm khuẩn: Do cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây bệnh. Như say nóng, say nắng; sau tiêm chủng vacxin; sốt tiêu máu sau truyền máu. Sốt do tiêu hủy tổ chức: sau chảy máu, sau gãy xương. Do rối loạn nội tiết: Cơn cường giáp. Sốt do tăng sinh tổ chức trong ung thư và bệnh về máu.

Trong thực tế thì không phải bệnh nào cũng đầy đủ các triệu chứng của nó, mà rất rất có thể bị che lấp bởi dấu hiệu của các bệnh khác kèm theo. Cho nên khi bị sốt, ta cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được khai thác các triệu chứng và khám xét một cách toàn diện, được theo dõi và kịp thời xử trí đúng đắn.

Ngày nay, với các trang thiết bị hiện đại, việc tìm nguyên nhân sốt có nhiều thuận lợi, nhiều người bệnh được cứu chữa khỏi. Tuy nhiên, đôi khi vẫn gặp những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân, việc chẩn trị cần phải có các thầy thuốc giàu kinh nghiệm lâm sàng thì người bệnh mới rất rất có thể qua khỏi được.

TS. ĐÀO KỲ HƯNG (Sức khoẻ Đời sống)

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Lớp luyện chữ đẹp giữa phố cổ Hà Nội

Với khả năng viết chữ đẹp, thầy giáo trẻ Dương Thanh Tuấn ngày ngày dạy và luyện cho hơn trăm học viên đủ mọi lứa tuổi trong căn phòng nhỏ 40 m2 ở phố cổ Hà thành.


Sinh năm 1979, anh Dương Thanh Tuấn đã trải qua 12 năm làm công việc luyện chữ đẹp cho mọi người tại căn phòng nhỏ chỉ 40 m2 của mình tại phố Hàng Mành (Hà Nội).

Mỗi ngày có hơn 100 học viên, chia làm 6 ca, từ sáng tới tối. Đông nhất là các bạn trẻ, sinh viên sư phạm, giáo viên tiểu học hoặc các em nhỏ ở độ tuổi lớp 1 hoặc mẫu giáo lớn.

Thầy Tuấn kể, từng có một học viên 78 tuổi theo học. Để luyện tốt chữ cần dùng bút máy ngòi sắt do không bị trơn trượt, từ đó viết các nét thanh, nét đậm theo kiểu đưa nhẹ, kéo mạnh một cách chính xác, dễ tạo nên những vần chữ đẹp hơn.

Gia đình có truyền thống 3 đời hành nghề luyện chữ đẹp. Anh Tuấn vốn là cháu cụ Dương Khả, nổi tiếng những năm 40 về viết chữ. Người thầy thế hệ 7x này từng tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, cũng từng lên giảng đường dạy học, tuy nhiên chỉ được ít thời gian, năm 2000 anh quyết định về nhà nối dõi nghề truyền thống của gia đình.

Bé Đào Khánh Trang (7 tuổi) dù đau một bên mắt vẫn cố gắng đến lớp luyện chữ. Với chi phí 800.000 đồng/khóa (12 buổi), có người chỉ hai buổi đã viết đẹp ngay, nhưng có người học mãi không thành công đành bỏ cuộc giữa chừng.

Với người lớn tuổi việc tiếp thu cách thức viết sao cho đẹp khá dễ, nhưng với trẻ em thì vất vả.

Nhiều lần thầy Tuấn phải cầm tay các em hướng dẫn đặt từng đường bút, điểm xuất phát của từng nét chữ trên vở ô ly.

Chị Đào Thị Nhuyễn, giáo viên tiểu học An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) lặn lội từ quê lên Hà Nội học một khóa để về luyện chữ cho học sinh.

Thày Tuấn rèn cho học viên từng cách mở nắp bút, tư thế ngồi, vẽ mẫu từ trong vở cho đến trên bảng. Với mỗi lứa tuổi, anh có một giáo án, phương pháp truyền đạt riêng.

Anh bảo, viết chữ đẹp là phải làm sao không đứt rời mạch, không nhấc bút giữa chừng, đảm bảo bút nghiêng đủ 15 độ so với dòng kẻ dọc

Mỗi khi thầy viết, học trò chăm chú nhìn theo từng đường nét, nhiều người nhìn chữ mà như bị mê hoặc và trầm trồ "Ôi, đẹp quá"!

Thành quả sau những ngày được rèn luyện của một học viên. Anh Tuấn rất khen ngợi những nét chữ này, luôn mang ra làm mẫu.
Hoàng Hà

Tôi đã rút ra nhiều bài học sau khi trượt đại học

Tôi quyết định sang năm ôn thi lại. Tôi cố gắng dành nhiều thời gian cho mình, không cắm đầu vào học nữa. Thời gian rỗi tôi giúp mẹ công việc nhà, lao động khiến đầu óc tôi sảng khoái và minh mẫn hơn.

Ước mơ, hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng bao nhiêu khát vọng của tuổi trẻ. Tôi cũng vậy, cũng như bao bạn trẻ khác, sống và mơ ước. 18 tuổi, tôi bắt đầu cuộc hành trình chạm vào ước mơ của mình trong lo lắng, bồn chồn, háo hức, rộn ràng khó tả, những ngày thi đại học ghi dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình.
Tưởng chừng con đường ấy trải toàn hoa hồng thì ngay khi chập chững những bước đi đầu tiên cho một cuộc hành trình mới tôi đã vấp ngã, trượt đại học. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình có một sự khởi đầu tồi tệ đến thế, cú sốc đầu đời của tuổi 18 làm tôi hoảng loạn và sợ hãi. Cuộc sống với tôi lúc ấy dường như địa ngục.

Tôi mệt mỏi, chán nản, lâm vào trạng thái trầm uất căng thẳng, hy vọng nhiều thì thất vọng càng lớn. Tôi khóc, mất ngủ, vật vã mấy ngày liền, đôi lúc thấy mình là người thừa và buồn hơn nữa kết quả thấp kém của tôi kéo theo không khí nặng nề của gia đình. Bố mẹ không nói gì, không trách mắng nhưng tôi biết lòng họ trĩu nặng.

Tôi nhớ những buổi tối không ngủ, nằm mê man trong cơn ác mộng. Tôi cố sức leo lên ngọn núi cao nhưng sao cứ có cái gì đó, vô hình thôi, kéo tôi lại, không thể vượt lên. Rồi tôi chới với, và trượt ngã. Trong cơn mê đầu óc tôi quay cuồng và tôi khóc nức nở như một đứa trẻ. Một sự thật dù có đau lòng đến đâu thì tôi vẫn phải chấp nhận, tôi sợ mình không thể vượt qua được thất bại quá lớn này, cú vấp váp đầu đời của tuổi trẻ.

Cho đến một ngày tôi nhận được lá thư của chị gái, lá thư rất dài, 5 trang giấy được chị nắn nót gửi gắm qua từng con chữ: "... Chị gái sẽ luôn ở bên cạnh, chia sẻ muộn phiền với em. Chị muốn em nghiêm túc nhìn lại bản thân, xét đoán những sai lầm, vì con người trưởng thành hơn từ những thất bại, những sai lầm. Và chị sẽ ở bên, giúp em sửa chữa, chị cần sự hợp tác của em. Thất bại không có nghĩa là em đã cúi đầu, mà chỉ đơn giản là em phải đủ can đảm để đương đầu với nó. Cố gắng lên nhé, em gái”!

Cầm trên tay lá thư mà nước mắt tôi nhòe nhoẹt, đọc từng dòng chữ ấy, tôi cảm thấy mình có lỗi nhiều hơn là đáng được thương hại. Tôi có lỗi với bố mẹ, với chị, với những người thân xung quanh bên tôi, yêu quý tôi. Tôi đã không cố gắng hết mình, phụ lòng tin của những người thân yêu.
Có lẽ là thế, như chị tôi nói “Thất bại không có nghĩa em đã cúi đầu, mà chỉ đơn giản là em phải đủ can đảm để đương đầu với nó”. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, gạt đi nước mắt, tôi biết mình phải đứng dậy, cố gắng hơn nữa, không chỉ vì bản thân mà còn vì những người thân yêu và vì ước mơ tôi đã ấp ủ từ khi con bé.

Ảnh:
Tôi đã cố gắng để thành công từ những thất bại đầu đời. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Với 19 điểm, tôi rất rất có thể đi NV2 một trường đại học công lập nào đó nhưng tôi đã không nộp đơn mà quyết định ở nhà ôn thi thêm một năm nữa. Việc đi học đại học rất rất có thể sẽ giúp tôi thoát khỏi tình trạng hiện tại nhưng sau này không dám chắc tôi sẽ hối hận về quyết định của mình. Tôi không muốn từ bỏ ước mơ và cũng không muốn chạy trốn.

Có lẽ với tôi công việc quan trọng nhất phải làm lúc đó là vạch ra những sai lầm của bản thân, vì sao tôi trượt đại học, lý do nào khiến tôi thất bại? Những năm đi học tôi là một người chăm chỉ cần mẫn, thời gian chính dành nhiều cho việc học tập, học tối ngày, đi học ở trường, ở nhà, ở thư viện.

Chính vì thời khóa biểu bị lấp kín nên tôi ít có thời gian đi chơi cùng bạn bè hay tự thưởng cho mình giây phút giải trí sau giờ học trên lớp. Tôi ít lao động làm đầu óc lúc nào cũng bị căng cứng và với việc học nhiều như vậy kéo theo cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, stress… Áp lực của bài vở đôi khi khiến tôi thấy mệt mỏi, hiệu quả tiếp thu bài không cao. Đó là cách học nhồi nhét.

Lớp 12, tôi dành nhiều thời gian học thuộc lòng vì thi trắc nghiệm lý thuyết đã chiếm đến 50%, tôi học như một con vẹt, thuộc làu làu từng bài trong sách giáo khoa. Tôi rất rất có thể nhớ được từng bài, từng chuyên đề về dạng bài nào đó nhưng tôi lại lúng túng trước những đề bài tổng hợp nhiều kiến thức.

Học không có chiều sâu, không hiểu rõ bản chất của vấn đề, học tủ, dùng trí nhớ mà không khái quát được những vấn đề trọng tâm của bài học. Chính vì lý do đó mà khi gặp những dạng bài lạ tôi không biết cách giải quyết và khi bị căng thẳng tôi thường dễ quên chúng. Đó là cách học hời hợt.

Cấp 3 lớp tôi có khá nhiều bạn học giỏi nhưng vì tính sĩ diện tôi rất ít khi hỏi bài bạn bè, tôi luôn tự mình giải quyết nhưng quá nhiều thắc mắc khiến tôi không thể tự làm được, khó là tôi bỏ. Đó lại là một sai lầm lớn nữa với tôi.

"Học thầy không tày học bạn", vậy mà tôi tìm cách giấu dốt chỉ vì sợ bạn bè coi thường. Tôi luôn đặt nặng áp lực về điểm số và bằng mọi cách để đạt được điểm cao, không muốn thua kém bạn bè. Điểm số luôn là áp lực đè nặng lên vai tôi, lo lắng trước những kỳ kiểm tra, tâm lý không thoải mái tôi không thể làm tốt.

Tính tôi nhút nhát và không nhiều bạn, cộng thêm với việc ít tham gia các hoạt động của lớp vì sợ tốn nhiều thời gian làm tôi lúc nào cũng như thu mình vào vỏ ốc. Giờ tôi mới ngộ ra một điều rằng những hoạt động ngoại khóa trên lớp thực sự bổ ích. Chúng khiến tôi gần gũi mọi người, tự tin và dạn dĩ hơn, giảm stress sau mỗi giờ lên lớp và hơn thế nữa thay bằng sự lo lắng tôi sẽ tự tin hơn khi tham gia những kỳ thi.

Tôi quyết định sang năm ôn thi lại. Tôi cố gắng dành nhiều thời gian cho mình, không cắm đầu vào học nữa. Thời gian rỗi tôi giúp mẹ công việc nhà, lao động khiến đầu óc tôi sảng khoái và minh mẫn hơn. Tôi đăng ý tham gia một lớp 13 gần nhà. Việc học bài bản có thầy chỉ dạy là cần thiết vì thầy cô là những người hệ thống sườn kiến thức cho mình. Đừng ngại, đừng xấu hổ vì ở đâu chúng ta cũng kiếm được những người bạn mới.
Học lớp 13 tôi biết thêm nhiều bạn, tôi cởi mở thân thiện và cười nhiều hơn, ngoài giờ học chúng tôi còn trao đổi bài vở với nhau, tôi không còn ngại hỏi bài vở bạn bè, hỏi thật kỹ đến khi nào hiểu rõ bản chất mới thôi. Tôi phát hiện ra các bạn lớp 13 học không hề kém, có lẽ họ cũng giống như tôi sai lầm một chút về đường đi mà thôi.

Lớp 13, tôi không cố nhồi nhét kiến thức vào đầu, sắp xếp một thời gian biểu hợp lý cho từng môn học, tôi có nhiều thời gian hơn vì chỉ phải học 3 môn chính. Tôi đọc kỹ các dạng bài trong sách, nghiền ngẫm nó rồi thâu tóm những ý cần phải nhớ và học. Học phần nào chắc chắn phần đó, thà học 10 biết 5 còn hơn học 10 biết 8 mà hời hợt, đụng vào đâu cũng không hiểu rõ vấn đề.

Học xong chương trình, 2 tháng cuối tôi bắt tay vào làm đề thi, bấm thời gian và theo dõi tiến trình làm bài. Việc làm đề là một trong những khâu mấu chốt quan trọng nhất trong quá trình ôn thi của tôi. Những lần làm đề giúp tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong cách trình bày bài là khâu mà tôi yếu nhất đối với môn Toán. Tìm ra cách giải nhanh nhất đối với những môn thi trắc nghiệm. Một ngày chỉ cần làm 2 đề thì trong một tháng kinh nghiệm dắt túi cũng được kha khá rồi đấy.

Ngoài ra tôi còn tham gia một số hoạt động xã hội của đoàn thanh niên tổ chức vào những dịp cuối tuần như biểu diễn văn nghệ, đi thăm các làng trẻ em khuyết tật, tuyên truyền viên cho các hoạt động tình nguyện. Nó thực sự có ý nghĩa với tôi và thời gian tham gia cùng đội khiến tôi tự tin hòa đồng hơn với mọi người, cảm thấy mình sống có ích hơn.

Vậy là tôi bước vào kỳ thi đại học năm thứ 2 với tinh thần thoải mái, chỉ có đôi chút áp lực nhưng lòng tự tin cũng che đi được phần nào áp lực đó. Tôi tham gia vào hai khối thi, khối A làm bài khá tốt nên khối B tạo tâm lý thoải mái hơn, tôi tự tin hơn nhiều. Kết thúc kỳ thi đại học với một kết quả không đến nỗi nào, tôi đỗ vào 2 ngôi trường mơ ước. Niềm vui xen lẫn với niềm tự hào, tôi biết mình đã chiến thắng bản thân, chấp nhận thử thách và đương đầu với thất bại.

Cú sốc của tuổi 18 dạy tôi nhiều thứ, tôi đã không phải hối hận về quyết định mà mình lựa chọn như một lời dạy của bố từng nói với tôi: “Con vấp ngã chỗ nào con sẽ đứng lên chỗ đó, can đảm đối mặt với thất bại, đừng chạy trốn nếu con không muốn là một kẻ hèn nhát”.
Cuộc hành trình đi tìm ước mơ của tôi chẳng thấm gì với những cuộc hành trình khác dài hơi hơn rất nhiều, nhưng tôi may mắn hơn nhiều người là bên tôi có những người thân, họ cùng với tôi chia sẻ những khó khăn, họ động viên an ủi khi tôi cảm thấy mệt mỏi chán chường.

Tôi thầm cảm ơn những người bên cạnh đã cứu tôi ra khỏi hố sâu của sự thất vọng và tôi tự hào vì bản thân mình vì tôi dám mơ ước, dám cố gắng, dám thất bại và dám thành công. Tôi không hối hận về sự lựa chọn của mình, tôi tự tin nói rằng: Tôi chiến thắng, tôi không hèn nhát.

Cuộc sống là những điều kỳ diệu đầy thú vị, nó như lăng kính vạn hoa đầy màu sắc và lăng kính đó nằm trong thế giới của ước mơ, khát vọng với những con người bình thường như bạn, như tôi và như hàng tỷ người đang sống trong hành tinh này. Hãy sống, hãy ước mơ và kiên trì biến ước mơ thành hiện thực.

Không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà không có chông gai và thử thách, càng nhiều khó khăn chúng ta càng biết quý trọng nâng niu hơn những thành quả mình đạt được. Tôi đã thực hiện ước mơ của mình như thế đấy, còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ cho nhau để giúp nhau tiến bước nhé!

Lê Thu Hà

(theo VnExpress.net)

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Nhà Giàu Rèn Dạy Con Như Nào?

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTCl6Ls7qYGcimjEvU_TPFBWy-90xFVwvUJXKRuU9mPJFwGwA0&t=1

Có nhiều gia đình bố mẹ mải làm ăn kiếm tiền nên không có thời gian chăm sóc, giao lưu, dạy dỗ con cái, dẫn đến việc con cái chán chường, đàn đúm bạn bè ăn chơi hư hỏng.

Những câu chuyện con ngoan thành hư ở các gia đình khá giả như thế này được các chuyên gia tâm lý cho rằng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân được cho là ngày nay trong áp lực cuộc sống hiện đại, nhiều bố mẹ chuyên tâm vào chuyện làm ăn không có thời gian dành cho dạy dỗ chăm sóc con cái. Mặt khác gia đình rủng rỉnh tiền bạc tạo cho trẻ thói quen được nuông chiều, tiêu dùng trên đồng tiền có sẵn do bố mẹ chu cấp; từ đó sinh hư.

Cũng theo các chuyên gia tâm lý, trẻ dễ bị hư hỏng vì các lý do sau đây nên các bậc làm cha mẹ phải cố gắng tránh để con mình rất rất có thể phát triển tốt:

Người lớn không tôn trọng nhân cách của trẻ. Trẻ Dù cho nhỏ, cũng có lòng tự tôn; người lớn nên tôn trọng chúng, căn cứ theo đặc điểm bản thân chúng để có cách giáo dục. Đừng nên lấy cách châm chọc, xoi mói, nhục mạ, chửi mắng để ảnh hưởng tâm lý của trẻ.

Có việc là lải nhải. Nhiều bậc phụ huynh chọn cách lảm nhảm suốt ngày để giáo dục con cái, cho rằng trẻ thế này không được, thế kia không xong, cái gì cũng bắt chú ý. Thói quen này sẽ làm trẻ chán ngắt, gây ra tâm lý chán và muốn làm ngược lại.

Kỳ vọng quá cao ở trẻ: Gia đình nào cũng đặt hy vọng vào con cái mình, họ muốn con học cái này cái kia, ví dụ quy định mỗi ngày học bao nhiêu từ, luyện tập đàn… nếu không sẽ bị phạt. Điều này dễ gây ra tinh thần đối lập ở trẻ.

Ít giao lưu với trẻ: Hầu hết người lớn thiếu sự “giao lưu” với trẻ. Nếu cha mẹ không chia sẻ tâm sự, không tôn trọng trẻ thì đừng hy vọng chúng sẽ tôn trọng lại bạn.

Quá nhân nhượng với trẻ: Khi chúng mắc lỗi nếu cha mẹ không phạt, chúng sẽ không phân biệt được phải trái sẽ càng trở nên hỗn.

Trẻ không thỏa mãn đối với cha mẹ và gia đình: Đặc biệt là tình cảm cha mẹ không được tốt sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, chúng thường xuyên lấy những hành động ngỗ ngược để đối phó cho sự không thỏa mãn ấy. Khi cha mẹ đã không còn là tấm gương, trẻ càng chán nản, sa sút tinh thần và dễ cáu gắt, căng thẳng. Hơn nữa nếu cha mẹ bận không có thời gian chơi cùng, trẻ sẽ thiếu thốn tình cảm, thời gian dài sẽ làm cho hai bên xa cách. Trẻ dùng chính sự im lặng và ngỗ ngược của mình để thỏa mãn sự không hài lòng ấy.

Nhà giàu rèn con bằng sống khổ

Thảo - cô con gái út của chủ một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại TP HCM ngày nào cũng dậy thật sớm, điểm tâm rồi ra đường đón xe buýt đến trường. Một tiếng đồng hồ sau, bố cô xách cặp lên ôtô có tài xế đang chờ sẵn đi làm.

Nhà có xe hơi riêng, công ty sẵn ôtô với lái xe, nhưng Thảo cũng như chị gái của mình đều học cách sống tự lập ngay từ nhỏ. Thừa tiền mua xe máy song cô học sinh một trường cấp 3 có tiếng tại Sài Gòn vẫn chịu khó đón xe buýt đi học mỗi ngày. Cô cũng từ chối ý định chu cấp tiền du học nước ngoài của bố: "Con sẽ tự săn tìm học bổng du học bằng sức của mình, nếu không thì học trong nước".

Chị của Thảo hiện là sinh viên khoa kinh tế trường đại học quốc gia TP HCM, tối về vẫn tranh thủ đi làm thêm. Thời gian rảnh, cô chị lại đến công ty bố làm thêm và nhận lương như một nhân viên bình thường để trang trải chi phí sinh hoạt riêng.

Kể về hai cô con gái của mình, người bố - ông Hoàng Văn Dân không giấu niềm tự hào. Ông bảo rằng cả hai đứa con đều rất ngoan từ khi còn bé và biết quý trọng tiền bạc bố mẹ làm ra mà không hề đòi hỏi. "Tôi đã dạy con theo cách tôn trọng và trách nhiệm, rất rất có thể coi là phương pháp dạy con hiện đại nhất hiện nay giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện cả về trí tuệ, tình cảm và thể chất", ông bố nói.

"Các con tôi được tự lập, tự ra quyết định cho mình. Chúng phải bỏ công sức để làm ra tiền mới biết quý trọng đồng tiền. Chúng phải sống khó khăn một chút mới biết đồng cảm với những người nghèo khổ".

Ông bố tiếp: "Trẻ học được tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sẽ rất tự tin phát huy tính độc lập và cảm nhận giá trị bản thân. Chúng cũng thiết lập mối quan hệ với người khác trong cộng đồng dễ dàng và cực kỳ tốt".

Như bao ông bố bà mẹ khác, những doanh nhân giàu có cũng muốn con cái mình học giỏi để nối nghiệp nhà. Thế nhưng họ quá bận rộn với công việc kinh doanh để rất rất có thể lo cho con. Ở hầu hết gia đình giàu có, việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái chính là “tiền”. Vì vậy dẫn đến một thực tế là con trẻ không biết quý trọng sức lao động mà tiêu xài hoang phí, không chăm lo học tập chỉ biết dựa vào cha mẹ.

Song cũng có những doanh nhân Dù cho rất bận rộn với việc kinh doanh vẫn thực hiện trách nhiệm chăm sóc dạy dỗ con cái một cách nghiêm khắc. Và con của họ khi trưởng thành đều là những người giỏi giang, thành đạt, có ích trong xã hội. Trường hợp như ông giám đốc Hoàng Văn Dân không phải là hiếm.

Bà Huỳnh Huệ Hoa, giám đốc một công ty kinh doanh dây cáp điện tại quận 5 cho biết, gia đình giàu lên từ khởi đầu nghèo khó nên bà rất chú trọng dạy con biết quý trọng giá trị đồng tiền và phải có tính tự lập.

Để làm điều đó, ngay từ khi hai con trai còn nhỏ, bà đã tập cho con biết quản lý thời gian và tài chính một cách khoa học, không chiều theo kiểu đáp ứng mọi yêu cầu của chúng. Bà hỗ trợ cho con mọi thứ tốt nhất trong học tập, song để có tiền tiêu cho nhu cầu cá nhân thì các cậu bé phải giải thích rõ lý do.

Là con của sếp, nhưng các ông chủ nhỏ này mỗi mùa hè phải đến bán hàng cho các cửa hàng của công ty, hưởng lương như nhân viên bình thường. "Khó khăn giúp bọn trẻ phấn đấu hơn, xây dựng những hoài bão của mình trong tương lai", người mẹ nói.

Nhờ vậy, khi cậu con trai lớn đi du học, mẹ chỉ phải tài trợ 6 tháng đầu tiên. Chàng trai trẻ đã tự kiếm việc làm thêm và không xin tiền gia đình nữa. Ra trường về nước, cậu lập công ty riêng và phụ giúp mẹ điều hành doanh nghiệp gia đình.

Ông Huỳnh Lê Trung, Việt kiều Pháp về nước kinh doanh chia sẻ: "Con trẻ ngay từ nhỏ cần được tập để biết sống đơn giản, biết ba mẹ cực khổ thế nào khi kiếm đồng tiền, tập các cháu quen với từ "không" khi ba mẹ không thể đáp ứng được ước muốn của con".

Ông Trung kể, ban đầu bố cũng rất vất vả khi phải giải thích cho con biết tại sao nói không với những yêu cầu hoàn toàn rất rất có thể đáp ứng được. Lâu dần, các con quen đi, hiểu ra và học tập theo. "Sau giờ học chính khóa ở trường thì cháu chủ yếu tự học ở nhà, biết tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ống heo".

Không chỉ dạy con biết quý trọng sức lao động, bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng tại quận 3 còn dạy các con cách ăn mặc, sống giản dị. Bà cho biết: “Tất cả là do giáo dục. Dạy con tiết kiệm, chăm chỉ học hành và chỉ cho con đường đi, thì chúng theo thôi. Hơn hết là cha mẹ phải làm gương. Bảo con ăn uống tiết kiệm mà mình mang tiền đi chơi, spa, shopping... thì sao làm gương được”.

Nhờ đó hai con của bà Tuyết thay vì mang tiền bạc của ba mẹ đổ vào những trò ăn chơi chưng diện vô bổ, thì lại dùng tiền mua sách vở học tập, sách văn học, đĩa nhạc, học ngoại ngữ, vi tính... Sắp tới đây người con lớn sẽ đi du học nhờ suất học bổng mới “săn” được.

Còn hạnh phúc nào bằng khi nhìn thấy con thành đạt một cách trọn vẹn. Đó không chỉ là niềm vui, mà còn niềm hãnh diện, tự hào của các bậc làm cha mẹ đối với sự thành công cho công trình dạy dỗ một con người.

Huy Đức

(Tổng hợp từ VnExpress.net)

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

8 bài học cha nên dạy con gái

Ảnh minh họa:
Ảnh minh họa: Myopera.com.

Người cha không chỉ mang lại cảm giác vững chãi, an toàn cho cô con gái nhỏ mà còn rất rất có thể dạy con nhiều điều, không phải bằng cách ngồi xuống trò chuyện, mà qua chính cách cư xử thường ngày.

Dưới đây là phân tích từ các nhà tâm lý giáo dục trên trang Womansday về những điều cha rất rất có thể giúp con gái tạo lập được cuộc sống hạnh phúc khi trưởng thành.

Sự quyết đoán

Để xua tan định kiến phụ nữ thì phải nhường nhịn và tránh đối đầu, các bé gái cũng cần học cách chấp nhận cảm xúc giận dữ của bản thân và tự quyết định những gì mình cho là đúng. Điều này không có nghĩa là để các bé thích gì làm nấy và quên kiềm chế bản thân. Điều quan trọng là khi có xung đột giữa cha và con gái, người cha nên sẽ trực tiếp đối thoại với con gái để tìm cách giải quyết, thay vì để mẹ phải làm trung gian. "Một bé gái nên được thoải mái thể hiện cảm xúc của mình, kể cả sự tức giận với cha và dám đưa phản biện. Nếu bé không dám làm điều ấy với cha mình thì cũng sẽ không thể ứng xử như thế với ông chủ, bạn trai hay những người khác phái khác.

Để giúp con rèn tính này, người cha hãy cho phép và khuyến khích con thể hiện cảm xúc trung thực, ý kiến cá nhân, thay vì trừng phạt mỗi lần con dám cãi lại hay tỏ ra giận dữ.

Tìm kiếm những mối quan hệ lành mạnh

Một câu nói cũ nhưng luôn luôn đúng: "Điều tốt nhất mà một người đàn ông rất rất có thể làm cho con mình là yêu thương mẹ chúng".

Một gia đình luôn tôn trọng yêu thương nhau có ảnh hưởng lớn đối với trẻ. Người cha rất rất có thể giúp con gái xây dựng mối quan hệ tốt trong tương lai bằng cách dạy con hãy luôn là chính mình, chứ không phải thay đổi như một con tắc kè hoa để phù hợp với người đàn ông nào đó. Để làm điều này, bạn nên giao tiếp với con gái càng nhiều càng tốt. Qua đó, con gái bạn sẽ học cách giao tiếp với tất cả những người đàn ông khác trong cuộc sống của mình.

Phấn đấu để đạt được thành công

Một trong những thử thách lớn nhất trong cuộc sống là biết được bạn muốn gì và can đảm theo đuổi mục đích đó. Một người cha có thể giúp con gái tìm ra được ước mơ của bé là gì, sau đó dành cho con nền móng vững chắc để thực hiện ước mơ đó.

Điều quan trọng nhất là người cha hãy giúp con gái mình lựa chọn cơ hội và xây dựng lòng tự tin, rằng mình rất rất có thể thực hiện được những giấc mơ của bản thân.

Tự lập

Thật khó để các bậc cha mẹ làm lơ khi thấy con khó khăn, nhưng nếu luôn giải cứu cho trẻ, bạn sẽ làm hại chứ không phải giúp con gái, nhất là về tiền bạc. Bạn cần dạy con gái sự tự chủ về tài chính. Hãy để con hiểu rằng cô ấy không cần tiền hay bất cứ thứ gì từ một người đàn ông, và khi trưởng thành, cô ấy sẽ chọn một người mình quan tâm nhất chứ không phải một người đàn ông nhiều tiền nhất.

Sửa xe không chỉ là việc của nam giới

Hầu như bố luôn là người dạy các con lái xe, kể cả con trai và con gái. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dừng lại ở việc này. Bạn rất rất có thể dạy con gái cách bảo dưỡng xe, cách kiểm tra xe an toàn, sửa những thứ đơn giản nhất. Việc này không chỉ khiến các em gái hiểu rằng mình rất rất có thể làm bất cứ điều gì nam giới rất rất có thể mà còn giúp các em luôn biết chuẩn bị và giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của mình.

Chịu trách nhiệm khi làm sai

Đây là một điều khó khăn, ngay cả với người lớn, bởi nó đòi hỏi không chỉ là việc thừa nhận bạn đã sai mà còn phải sữa chữa những việc bạn đã làm. Cách tốt nhất để dạy điều này là thực hành những gì bạn nói với con. Việc thấy bố luôn biết xin lỗi và cố gắng khắc phục sai lầm sẽ tạo phản xạ tuyệt vời tương tự ở các con gái. Lưu ý, khi con gái tâm sự những khó khăn của mình, bố thay vì đưa ra cho con các giải pháp, hãy chỉ ra cho bé biết trẻ sai ở chỗ nào và để em tự tìm ra cách giải quyết của mình.

Sự hoàn hảo chỉ là huyền thoại

Cuộc sống vốn có nhiều áp lực, nhất là để được sự hoàn hảo trong sự nghiệp, gia đình, nhất là với phụ nữ. Với cô con gái nhỏ, người cha rất rất có thể kể cho con nghe về những việc chưa hoàn hảo của mình, rằng bố cũng từng có những sai lầm, có lúc bố cũng cảm thấy xấu hổ với chính mình, bố thích nhất hay không thích điều gì ở mình, đặc biệt khi bằng tuổi con. Bố rất rất có thể giúp con hiểu trong cuộc sống hiện đại cả phụ nữ lẫn nam giới đều phải chịu những áp lực phải hoàn hảo để nhận được tình yêu. Ví dụ, đàn ông có nghĩa vụ phải kiếm tiền, trở thành người chồng lãng mạn, người cha tuyệt vời trong một quỹ thời gian ít ỏi... Những điều này sẽ giúp con bạn không quá tạo sức ép cho chính mình và biết thông cảm với người khác.

Tình yêu thực sự là tình yêu vô điều kiện

Thể hiện tình cảm với trẻ cũng là một các dạy con nhìn nhận về cuộc sống và chọn cách ứng xử phù hợp. Bạn hãy luôn khuyến khích con làm hết sức nhưng đồng thời cũng để trẻ biết rằng dù thế nào thì bạn vẫn luôn yêu con. Hãy luôn dành thời gian và sự chú ý cho con, có mặt ở những sự kiện quan trọng với trẻ, về nhà ăn tối và đừng ngại thể hiện tình yêu bằng những cử chỉ ân cần, âu yếm. Từ những điều giản dị này, con gái bạn cũng sẽ học được cách bộc lộ tình cảm và đón nhận tình yêu một cách vô điều kiện.

Minh Thùy

(Theo VnExpress.net)

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Nên sai vặt trẻ càng sớm càng tốt

Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục, sai trẻ làm việc vặt là một trong những phương cách tốt nhất giúp bé luyện tập các kỹ năng, tạo dựng tính chủ động, tự tin và lĩnh hội những chuẩn mực giá trị đạo đức.

Hầu hết trẻ em đều tò mò, thích được sai vặt, thích được “làm việc” cùng người lớn. Người lớn nên coi đây là cơ hội tốt để giáo dục trẻ. Hãy mạnh dạn giao cho bé một số công việc trong gia đình vừa sức với trẻ, để bé tập làm, ví dụ đặt quần áo bẩn vào chậu giặt, mang bát bỏ vào chậu rửa sau khi ăn xong, cất dọn đồ chơi, thay giấy vệ sinh, gấp quần áo... Người lớn động viên, khuyến khích bé tham gia tích cực, hướng dẫn, hỗ trợ bé kịp thời nếu bé không làm được. Khi làm việc nhà, bé sẽ cảm thấy mình có giá trị hơn, học được các kỹ năng và tự tin hơn vào khả năng của mình. Cũng qua đó, người lớn rất rất có thể phát hiện được tiềm năng hay thiếu hụt của bé để định hướng bồi đắp.

Nên giao việc vặt cho trẻ từ khi nào

Sang tuổi thứ 2, trẻ đã rất rất có thể làm được những việc lặt vặt trong nhà. Để duy trì sở thích của bé, hãy chọn những nhiệm vụ vừa sức, đặc biệt là những việc lặt vặt bé thích làm. Chẳng hạn rất rất có thể giao cho bé lấy ghế, gấp quần áo của bé, nhặt rau… cùng mẹ. Một bà mẹ kể rằng: “Tôi không thể nào cấm không cho con tôi (4 tuổi) động vào cái máy hút bụi được. Vì vậy tôi giao cho bé nhiệm vụ hút bụi sạch căn phòng gia đình. Nhờ vậy bé luôn bận rộn hút bụi còn tôi thì được bé đỡ đần bớt một việc”.



Nhà sư phạm học Elizabeth Pantley cho rằng, giao việc cho con trẻ là một cách tốt nhất để xây dựng lòng tự trọng và giúp bé khám phá năng lực, hứng thú của chính mình. Những trẻ sớm tham gia làm các việc vặt trong nhà, biết coi việc nhà là một điều bình thường của cuộc sống sẽ dễ dàng bước vào giai đoạn trưởng thành hơn so với những trẻ không có tinh thần trách nhiệm với các công việc đó.

Nên để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức rất rất có thể ngay khi trẻ 2-3 tuổi. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp. Cha mẹ hướng dẫn và giao cho trẻ tự lấy bô khi đi vệ sinh, tự rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo, tự gấp quần áo cất vào tủ, tự dọn dẹp đồ chơi… Thông qua các công việc được giao, làm cùng người lớn, bé bắt đầu học khái niệm có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với những đồ dùng của bé. Và một khi bé đã cảm nhận được trách nhiệm của mình với những điều trên, cảm giác có trách nhiệm đối với người khác, đối với xã hội sẽ dần đến với bé một cách tự nhiên trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Khi bé được 4-6 tuổi, bạn rất rất có thể dạy bé cách thu dọn phòng ngủ, gấp chăn màn, quần áo của bé, lau bàn ghế, giường tủ… thậm chí rất rất có thể hướng dẫn bé rửa chậu, lau bồn rửa mặt và bồn tắm. Trẻ con rất thích được cọ rửa đồ. Những đứa trẻ 4 - 5 tuổi còn rất thích công việc phân loại quần áo sáng và tối màu để gấp, cất vào các ngăn tủ.

Khi bé 5–6 tuổi, bé rất rất có thể giúp đỡ bạn việc rửa chén, bát mỗi tối. Bạn hãy hướng dẫn trẻ cách làm công việc này như thế nào và giao từng phần việc cho trẻ (ví dụ: gạt những thức ăn thừa vào thùng rác, tráng bát bằng nước sạch…). Nhưng phải nhớ là cho bé làm với những đồ không dễ vỡ, còn những thứ dễ vỡ và các nồi bẩn thì bạn phải tự làm. Và điều quan trọng là vừa làm, vừa trò chuyện, tâm tình cùng trẻ để mở rộng sự hiểu biết và giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn.

Khi trẻ 7-8 tuổi, chúng rất rất có thể tự mình chuẩn bị một bữa ăn. Hãy hướng dẫn trẻ cách làm món ăn mà chúng thích nhất và chỉ cho trẻ cách chọn các loại thực phẩm khi bạn cùng con đi chợ. Bạn nên khuyến khích con ở lứa tuổi đến trường tự chuẩn bị bữa trưa cho mình. Bé rất rất có thể giúp bạn cho quần áo vào máy giặt và khi bé lên 10 thì rất rất có thể tự mình cho quần áo vào máy và vận hành máy giặt… rất rất có thể đi chợ mua thức ăn. Hãy tập dần cho bé làm quen với những công việc này.

Kiên trì hướng dẫn, khích lệ… không chê bai

Người lớn cần kiên trì hướng dẫn trẻ làm, ban đầu có thể chưa quen, vụng về, chậm chạp, thậm chí đổ vỡ. Không sao cả, mỗi lần làm chưa được, thay vì chê bai, cha mẹ cần giải thích tại sao và động viên trẻ kiên trì làm lại, tập dần trẻ sẽ có ý thức hơn về những công việc mình làm. Thông thường trẻ sẽ rất thích ăn những gì do tự tay mình làm ra. Một khi đã được dạy cách chuẩn bị bữa ăn, trẻ sẽ rất rất có thể tự mình vào bếp mà không phải cần phải quanh quẩn bên bạn. Những lúc đó, bạn cứ nghỉ ngơi thoải mái đi và nhớ nói cho mọi người trong gia đình cùng biết để cùng động viên trẻ.

Trẻ con ham học hỏi, thích tự mình làm lấy, làm thành công thì ý muốn được thoả mãn, sẽ có được lòng tự tin vào việc mình làm. Cứ như vậy trẻ lớn lên từng bước một. Ngược lại lúc nào bố mẹ cũng ra tay làm hộ, hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, ích kỷ. Nếu mẹ cứ rửa tay cho con, trẻ mất đi tính nhẫn nại.

Trẻ làm làm tốt dù là việc nhỏ, vẫn cần được khích lệ, động viên. Quan trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ. Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen. Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.
Cha mẹ chê trẻ vụng về, không tin tưởng vào khả năng của chúng, sửa sai cái trẻ vừa làm trước mặt người khác… là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Những bà mẹ không biết phương pháp giáo dục trẻ thường đối xử với con như vậy. Áp đảo sự phản kháng của trẻ. Dập tắt ý muốn tự làm lấy của trẻ bằng những câu đại loại như “Việc đấy ai chẳng làm được” hay “Ai thèm làm cái việc dở hơi ấy”.

Bí quyết dạy trẻ giỏi là thường xuyên “khen”, ngược lại dạy tồi sẽ là hay “chê”.
Giao cho trẻ những công việc "đặc biệt"
Tại sao trẻ không chịu làm một số việc người lớn muốn? Đơn giản là vì công việc đó không làm trẻ thích…Vậy làm sao để trẻ thích thú và làm một cách tự giác.

Bí quyết làm cho công việc trở nên vui vẻ và thú vị với trẻ là tạo ra nhiều việc để trẻ rất rất có thể chọn làm. Vạch rõ ràng các chi tiết của mỗi việc. Cha mẹ rất rất có thể lập biểu đồ để đánh dấu những công việc giao cho trẻ làm. Trước khi bạn bắt đầu phân việc, bạn hãy cho trẻ biết bạn mong đợi ở chúng điều gì và chúng sẽ nhận được gì từ công việc đó. Đừng quên nói với trẻ rằng những công việc mà trẻ đang làm đều là những công việc tuyệt vời. Và đa số trẻ sẽ rất hào hứng nếu làm việc mà có phần thưởng.

Ngoài ra, nếu giao cho trẻ một công việc nào đó dưới cái tên “đặc biệt”… thì công việc đó dường như được trẻ hoàn thành tốt hơn. Trẻ con thường có suy nghĩ: “chắc chắn mình phải là một người đặc biệt thì mới được giao cho công việc đặc biệt”.
Chẳng hạn, khi muốn dọn dẹp lại nhà, bạn hãy tuyên bố: “đã đến lúc chúng ta cần dọn nhà rồi”. Thử giao cho trẻ một công việc “đặc biệt” thu dọn, trang trí lại căn phòng để chúng được tự làm điều đó. Để giúp trẻ không bỏ dở, bạn hãy cùng làm với trẻ.

PGS.TS. Nguyễn Công Khanh & ThS. Hà Thiên LýChuyên gia Trường Mầm Non Hoàng Gia, Equest Group, tel: 7624877

Bí quyết chuẩn bị tâm thế cho bé vào lớp 1

"Lúc con 3-4 tuổi, mình nghĩ trẻ cần được chơi nên chẳng bắt học bao giờ, nhưng giờ thấy bạn cùng tuổi con đều đã biết viết, mình hoảng quá nên phải cho đi luyện chữ và toán cấp tốc", chị Nụ (Linh Đàm, Hà Nội) nói về cậu con trai sẽ vào lớp 1 năm nay.

Ngày ngày, anh chị tất bật thay nhau đưa đón con đến lớp luyện chữ và tập toán cách xa nhà 5 cây số.

Rút kinh nghiệm từ cô con gái đầu lòng, chị Ngọc (chợ Kim Liên, Hà Nội) đã cho cậu con trai gần 6 tuổi đi ôn luyện từ sau Tết.

"Hồi trước mình nghĩ lớp một thì cũng chỉ có tập đọc, viết, toán đơn giản thôi, đến lớp con học cũng được. Thế nhưng, vào năm học, cô giáo chê con viết chậm và kém nhất lớp, thế là tối nào hai mẹ con cũng phải đánh vật với nhau đến tận 11 giờ để hoàn thành các bài con làm dở trên lớp và làm thêm bài cô giao", chị Ngọc kể lại.

Sau "bài học" trên, với cậu con trai thứ hai, khi cháu được 5 tuổi chị đã đưa con đến nhà một giáo viên tiểu học nhờ cô rèn cho cháu cả tập đọc, tập viết lẫn làm toán. "Giờ thì khỏe re rồi, cháu đã đọc thông viết thạo. Dù vậy mình vẫn không chủ quan được, phải luyện tiếp", chị nói.

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa trẻ bước vào năm học mới. Nhiều ông bố bà mẹ có con vào lớp một sốt sắng chuẩn bị mọi thứ cho bé đến trường.Ngoài trang bị dụng cụ học tập, phần lớn các em đều đã được luyện chữ, học toán trước. Trên các diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ, những topic như "tìm gia sư cho con sắp vào lớp 1", "Cho con luyện chữ, luyện toán ở đâu?", "Tìm cô giáo lớp 1 cho con"... luôn nóng khi năm học mới đang đến gần. Đáp ứng nhu cầu này, các trung tâm luyện chữ, rèn toán, dạy kỹ năng cho trẻ sắp vào lớp một cũng nở rộ.

Ảnh: Minh Thùy.
Các bé 6 tuổi đang tập viết tại một cơ sở luyện chữ ở phố Chùa Bộc, Hà Nội, để chuẩn bị vào lớp 1 vào tháng 8 tới. Ảnh: Minh Thùy.

Chị Liên Hương, phụ trách một trung tâm luyện chữ cho trẻ tại phố Chùa Bộc, Hà Nội cho biết, từ sau Tết đã có nhiều bà mẹ đăng ký cho con tập viết để chuẩn bị vào lớp 1, thậm chí nhiều cháu sinh năm 2006, tức sang năm mới vào tiểu học, cũng được phụ huynh xin đến học. Có bà mẹ còn năn nỉ xin cho con học luôn hai ca một buổi vì nhà xa, nhưng cô không đồng ý vì với trẻ nhỏ, viết trong một ca(một tiếng rưỡi) đã là quá sức.

"Các bé tuổi này còn non, vẫn đang quen chơi nên chưa tập trung, ngại học. Hơn nữa, tay các cháu rất yếu nên viết nhanh mỏi. Thực ra, ở tuổi này, mình chỉ cố gắng giúp các bé vững các nét cơ bản, đỡ bỡ ngỡ và làm quen với chữ cái", chị Hương nói.

Chị cho biết, nhiều bé đến học còn nước mắt vòng quanh, mẹ phải ngồi bên cạnh mấy buổi cho quen. Một số ông bố, bà mẹ sau hơn chục buổi đi học viết cùng con cũng phải thừa nhận "bọn trẻ khổ quá".

Nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy, Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng Smile's House (Láng Hạ, Hà Nội) cho biết, từ mầm non sang lớp 1 là một bước chuyển lớn với các bé. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và rất rất có thể gặp không ít khó khăn lúc mới vào lớp 1, khi đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi một chỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài...

Theo bà Thủy, nhiều phụ huynh cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết đọc, biết viết trước vì sợ nếu con chưa biết sẽ không theo kịp các bạn, sẽ sợ học, mặc cảm. Thực ra, bố mẹ cho con học trước để yên tâm, tưởng có lợi nhưng lại là bất lợi.

Theo khoa học nghiên cứu, trẻ dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong. Trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Vì thế, ban đầu trẻ sẽ được học viết bảng. Khi học viết sớm, cơ tay yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Hơn nữa, khi đã biết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học, bé dễ chán và chủ quan. Khi đó, điều cần rèn nhất cho bé chuẩn bị vào lớp một là khả năng tập trung, lắng nghe, sự tự tin, dám phát biểu đã bị thui chột. Trẻ sẽ thấy việc đi học là không quan trọng.

Nhà giáo cho rằng, để chuẩn bị cho con một tâm thế tự tin trong năm đầu tiên đi học, bố mẹ cần lưu ý:

- Cho trẻ làm quen với cặp sách, đồ dùng học tập, cái bút, quyển sách của mình. rất rất có thể hướng dẫn con biết chiếc bút mở nắp rất nguy hiểm, nên con viết xong cần đậy lại. Dạy con cách giở sách, cách ghi nhớ, cách xếp sách vở vào ngăn cặp, cách đeo cặp trên vai. Khi vào năm học, bố mẹ cũng cần quan tâm đến thời khóa biểu của con để cùng bé chuẩn bị sách, đồ dùng học tập theo đúng môn học mỗi ngày, tránh để trẻ ngày nào cũng phải mang quá nhiều thứ tới trường.

- Hướng dẫn bé cách ứng phó với các tình huống ở trường như khi muốn đi vệ sinh và cách tự đi vệ sinh, lúc muốn nêu ý kiến... Quan trọng nhất là giúp bé hòa nhập với môi trường, tăng khả năng tự lập, tự biết giữ sức khỏe, khi nào cởi áo, mặc áo, lúc nào cần rửa tay...

- Dạy trẻ khả năng tập trung, để bé nhanh chóng làm quen với môi trường học mới. Khi con ở nhà, bố mẹ rất rất có thể tạo ra các cuộc thi như cả nhà kể chuyện cho nhau nghe, tập tô xem ai khéo hơn, nói về các chủ đề gần gũi với bé trong khoảng 30 phút...

- Giúp con làm quen với ngôi trường mới. Bố mẹ rất rất có thể dẫn bé tới trường, lớp mới vài lần trước khi con đi học thực sự. Hãy chỉ cho bé thấy lớp mới có những khác biệt như thế nào so với lớp ở trường mầm non của con. Chỉ cho con thấy những đồ vật đáng yêu ở nơi mới, một cây bàng xòe tán như chiếc ô che nắng, chiếc trống trường biết kêu "tùng tùng tùng" gọi các con vào lớp hay báo hiệu đến giờ chơi... Hãy giúp con cảm thấy môi trường mới có nhiều điều thú vị, gần gũi với bé.

- Khi con bắt đầu đi học, sau mỗi buổi, bố mẹ cần hỏi chuyện con về bạn bè, cô giáo, xem bé thích hay không thích gì nhất ở trường để biết cách giúp trẻ hào hứng tới lớp, dần khắc phục những khó khăn.

Minh Thùy

(Theo Vnexpress.net)

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Bé sốt mọc răng và cách chăm sóc bé

Trẻ mọc răng thường hay sốt và quấy khóc, các bậc cha mẹ thường rất lo lắng. Các bậc phụ huynh hãy tham khảo những kinh nghiệm sau để yên tâm về thời kỳ mọc răng của bé yêu nhé.

Số răng trung bình của trẻ mọc được tính bằng (số tháng - 4), ví dụ trẻ 8 tháng, thường mọc 8-4=4 răng. Khi trẻ đủ dinh dưỡng thì số răng mọc cũng đều và chắc khỏe hơn.



Cách chăm sóc trẻ mọc răng

Chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, sốt nhẹ, lợi sưng đỏ, tiêu chảy... là những phiền toái thường gặp khi bé mọc răng. Việc chăm sóc lúc này cần tỉ mỉ hơn ngày thường.

Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng rất rất có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.
Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Do bị đau và khó chịu, bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí sút cân. Vì vậy, bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.

Nếu bé sốt trên 38, 5 độ, bạn rất rất có thể cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.

Bé cũng rất rất có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần bù nước, cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho uống một ít nước lọc để súc miệng, rồi lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
Bé rất rất có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.

Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì rất rất có thể không cần đi khám.
Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương. Cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài. Đó là triệu chứng của bệnh khác, vì vậy bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Bé sốt khi mọc răng

(Dân trí) - Mọc răng thường kèm với đau lợi và đó rất rất có thể là nguyên nhân khiến bé căng thẳng, không thoải mái. Sốt đôi khi cũng là hậu quả của quá trình nhú răng này. Những bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn khó khăn này.



1. Hãy cho trẻ ngậm nướu rất rất có thể làm mát. Những chiếc ngậm nướu này rất rất có thể cho vào tủ lạnh nhưng không nên để lạnh quá vì sẽ phản tác dụng, làm lợi của bé đau hơn. Ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi bé sốt.
2. Lau người cho bé bằng nước ấm. Nước lạnh hay nóng quá đều rất rất có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Nếu cho bé tắm, bạn nên lau khô người để tránh thân nhiệt hạ nhanh khi nước bay hơi.

3. Đừng ấp ủ bé. Theo thói quen, các bà mẹ thường đắp chăn hay mặc quần áo dày cho bé, điều này chỉ làm thân nhiệt tăng lên. Thay vì đó, hãy mặc cho trẻ những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt rất rất có thể thoát ra.
4. Ăn chuối xắt lát để lạnh. Điều này sẽ giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm kích thích.
5. Mát xa lợi bé bằng ngón tay của bạn sẽ giúp bé giảm đau, từ đó tình trạng sốt cũng được cải thiện.
6. Uống thuốc theo đơn bác sĩ. Aspirin và các loại thuốc giảm đau không bao giờ được cho trẻ dùng nhưng các loại ibuprofen được đặc chế cho trẻ sẽ giúp trẻ giảm sốt do đau răng.

Bạn cũng nên lưu ý rằng nếu đúng là bé sốt do mọc răng thì việc đi ra ngoài hay vào siêu thị sẽ rất tốt cho bé. Nhớ mang theo cặp nhiệt độ nhé. Ngoài ra, nếu bé sốt trên 39 độ C, bạn cần đưa bé đi khám ngay.
Minh Thu
Theo Ehow

Hãy tạo ra những trò chơi vui nhộn, cho trẻ nghe nhạc có giai điệu hay, ...giúp bé giảm khó chịu. Như vậy sẽ giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn mọc răng này tốt đẹp hơn, các bạn nhé.
ta-quan-bambimio-4

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting